en ko vi

Trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị trẻ tự kỷ

29/08/2022
Bằng nghiệp vụ và kỹ năng chuyên nghiệp, các nhà trị liệu tâm lý cũng là người trực tiếp can thiệp trẻ. Đồng thời trở thành cầu nối hữu ích giữa gia đình và các nhà trị liệu đa ngành để từ đó có sự phối hợp đồng nhất, đem lại kết quả trị liệu tốt nhất và hiệu quả nhất cho trẻ.



1. Vai trò của trị liệu tâm lý trong điều trị trẻ tự kỷ

Trị liệu tâm lý là hệ thống các học thuyết được áp dụng nhằm cải thiện sức khỏe, tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân. Những vấn đề này thường khiến con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này thông qua những phương pháp và kỹ thuật khác nhau.

2. Mục tiêu của trị liệu tâm lý

Mục tiêu chính của trị liệu tâm lý

  • Gia tăng khả năng thấu hiểu của thân chủ.
  • Tìm kiếm giải pháp cho các xung đột.
  • Gia tăng sự tự chấp nhận cho bản thân.
  • Giúp thân chủ có những kĩ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn.
  • Giúp thân chủ củng cố "cái tôi" vững mạnh, toàn vẹn và an toàn.
  • Kích hoạt, thúc đẩy hành vi tích cực từ thân chủ (nếu được)

3. Đối tượng trị liệu

Đối tượng trị liệu bao gồm: Trẻ chậm nói, Rối loạn tăng động giảm chú ý, Tự kỷ, Lo âu, Trầm cảm, Rối loạn giấc ngủ, Stress, Rối loạn cảm xúc, Những vấn đề nghiêm trọng về hành vi: Ăn tóc, gây hấn, tự xâm kích, tự kích thích...

4. Liệu pháp tâm lý

  • Liệu pháp Hành vi - nhận thức (CBT).
  • Liệu pháp hành vi: Nhấn mạnh và việc xem xét hành vi và những điều kiện giúp phát sinh (ABA, ESDM...).
  • Liệu pháp thân chủ trọng tâm: Theo thuyết của Cal Roger - nhấn mạnh vào sự tự nhận thức và ra quyết định của thân chủ.
  • Liệu pháp phân tâm: Nhấn mạnh các yếu tố căn nguyên từ sâu trong thời quá khứ (ít hoặc không sử dụng tại bệnh viện).

5. Hình thức trị liệu

Mỗi trẻ và sự lựa chọn của gia đình sẽ có những hinh thức trị liệu riêng. Tất cả đều hướng tới việc bổ sung các khiếm khuyết của trẻ trên các mặt: Ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt, chú ý chung, nhận thức, bắt chước, chơi, hành vi, vận động tinh, vận động thô, tự lập...

  • Trị liệu cá nhân: Nhà trị liệu trực tiếp trị liệu với một thân chủ: 1 - 1
  • Trị liệu nhóm: Nhà trị liệu thực hiện trị liệu với 1 nhóm 2 - 3 các trẻ có các khó khăn gần hoặc giống nhau như: 2-3 trẻ tăng động, 2 - 3 trẻ tự kỷ...
  • Trị liệu gia đình: Khi làm việc với trẻ nhà trị liệu nhận thấy việc trẻ có khó khăn liên quan đến 1 hoặc rất nhiều thành viên trong gia đình thì cần có buổi làm việc nhóm và trị liệu cùng các thành viên trong gia đình có liên quan đến vấn đề của cá nhân đó.

Nguồn tin: Vinmec

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây