Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Hành vi "làm trò" trong lớp học
Trẻ em có thể làm trò trong lớp theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số ví dụ:
► Trả lời ngớ ngẩn khi giáo viên gọi họ
► Mặc những bộ quần áo cực kỳ táo bạo, buồn cười hoặc thậm chí phản cảm
► Gây ồn ào khi bước vào lớp học
► Làm rơi đồ và làm to chuyện khi nhặt chúng lên
Khi trẻ em hành động theo cách này, không nhất thiết có nghĩa là có "vấn đề". Nhưng hành vi này thường tạo ra vấn đề. Việc liên tục làm trò có thể làm gián đoạn lớp học và làm phiền giáo viên. Nó có thể dẫn đến việc bị kỷ luật. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến điểm số.
Hành động theo cách này cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội của trẻ. Đôi khi, những đứa trẻ khác thấy điều đó buồn cười và muốn ở gần đứa trẻ luôn làm trò. Nhưng thường thì trẻ em lại không thích hành vi này và nghĩ rằng điều đó kỳ lạ hoặc khó chịu, không buồn cười.
Tại sao trẻ thích làm trò trong lớp học?
Có rất nhiều lý do khiến trẻ em làm trò như thế này. Nếu chúng nhận được phản hồi tích cực, chúng có thể thích sự chú ý. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.
Trẻ em gặp vấn đề về khả năng tự kiểm soát có thể gặp khó khăn trong việc cưỡng lại sự thôi thúc làm hoặc nói điều gì đó mà chúng cho là buồn cười. Điều đó thường đúng với trẻ em mắc chứng ADHD. Nếu suy nghĩ đó xuất hiện trong đầu, chúng sẽ hành động mà không dừng lại để nghĩ về hậu quả.
Đôi khi trẻ em hành động trong lớp không phải để thu hút sự chú ý vào bản thân mà là để thu hút sự chú ý khỏi những thứ chúng đang phải vật lộn. Chúng làm trò hề để che giấu những thách thức. Sau đây là một số ví dụ về những điều trẻ em có thể cố gắng che giấu:
► Sự lo lắng
► Bị bắt nạt
► Sự khác biệt trong học tập
► Khó tập trung hoặc khó tổ chức
► Bốc đồng hoặc hiếu động thái quá
► Rắc rối với các kỹ năng xã hội
► Tình huống căng thẳng ở nhà
► Lòng tự trọng thấp
Trẻ em thường cố để tỏ ra mình không gặp khó khăn. Chúng chỉ cố che giấu điểm yếu của mình. Tốt hơn là xông vào lớp học và khiến mọi người cười còn hơn là bị cười nhạo vì bạn không để ý đến thời gian và luôn đến muộn. Làm trò hề thường là cách để tránh bị chỉ trích.
Mối liên hệ giữa ADHD và thích làm trò
Có một mối quan hệ độc đáo giữa việc mắc ADHD và việc thích làm trò. Trở nên hài hước, kịch tính hơn trong cuộc sống có thể là lợi ích tự nhiên của ADHD đối với nhiều trẻ em. Đóng vai trò là người giải trí là một cách sử dụng sức mạnh để đối diện với những thách thức.
Nếu thực hiện đúng lúc theo đúng cách, hành vi này có thể là một điểm cộng về mặt xã hội. Trẻ em thường thấy những người bạn mắc chứng ADHD thực sự hài hước — và vui vẻ khi ở bên.
Nhưng trẻ em mắc chứng ADHD có nguy cơ làm quá hoặc làm trò không đúng lúc và không đúng chỗ — như giữa giờ học. Khi điều đó xảy ra, chúng có thể nhận được sự chú ý tiêu cực. Và điều đó có thể khiến những đứa trẻ khác tránh xa.
Bố mẹ, thầy cô có thể làm gì?
Khi trẻ em có hành vi làm tròm gây chú ý, bạn có thể áp dụng nhiều cách để cải thiện hành vi đó:
► Hãy chú ý đến hành vi của trẻ
► Bố mẹ và giáo viên cần chia sẻ thông tin và cùng hợp tác
► Khen ngợi tích cực
► Giúp nâng cao lòng tự trọng
Ngoài ra, trẻ em đôi khi cần được giúp đỡ để hiểu hậu quả hành vi của mình. Chúng có thể không thấy tác động của việc làm trò. Hoặc chúng có thể cảm thấy xấu hổ vì hành vi của mình, nhưng không biết phải làm gì thay vào đó.
Trong thời gian bình tĩnh, hãy chỉ ra cách người khác phản ứng và đề xuất cách khác cho trẻ. Bạn có thể cần có một vài cuộc trò chuyện ngắn hơn thay vì chỉ duy nhất một cuộc trao đổi. Giãn cách chúng ra để trẻ có thời gian suy nghĩ về những gì bạn đã nói và suy nghĩ cề cách làm khác đi.
Khi trẻ em thường xuyên hành động làm trò trong lớp, điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy bạn có sự đồng cảm khi bạn cố gắng hiểu hành vi đó. Đối với giáo viên, hãy nhận các mẹo để phản ứng bằng sự đồng cảm với học sinh. Đối với phụ huynh, hãy học cách thể hiện sự đồng cảm nếu con bạn đang gặp khó khăn .
Điểm chính
|
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "Why some kids clown around in class (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ
Mọi trẻ em đều có điểm mạnh và điểm yếu. Việc tập trung vào những điều không tốt...
Các loại điểm mạnh ở trẻ em
Trẻ em có nhiều loại điểm mạnh khác nhau, không chỉ là điểm mạnh về học tập. Đôi...
Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em
Người lớn thường biết rằng việc khen ngợi trẻ rất quan trọng. Nhưng điều còn ý...