Phương pháp dạy học cho trẻ thiểu năng trí tuệ
Để các em chú ý, tập trung
Trẻ thiểu năng trí tuệ/ Trẻ khuyết tật trí tuệ đặc trưng bởi đặc điểm dễ mất tập trung, khoảng thời gian tập trung ngắn. Vì vậy, giáo viên có thể cân nhắc các chiến lược giảng dạy sau:
► Khi mới vào buổi học, hãy bắt đầu kích thích các em bằng một hoạt động đơn giản.
► Để khiến các em duy trì sự tập trung vào hoạt động chính, bạn cần gia tăng kích thích.
► Loại bỏ các kích thích bên ngoài có thể cản trở sự chú ý của các em.
► Khi các em đã quen với hoạt động bạn đang làm, hãy tăng dần mức độ khó lên.
► Dạy các em cách phân biệt giữa các kích thích thích hợp và không phù hợp.
► Chia nhỏ nhiệm vụ và trình bày chúng một cách tuần tự.
Để các em ghi nhớ
Trẻ khuyết tật trí tuệ đa phần có vấn đề về trí nhớ ngắn hạn. Trẻ khuyết tật trí tuệ không thể tự mình tìm cách để lưu giữ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, để giúp các em dễ ghi nhớ hơn chúng ta nên sử dụng các tài liệu học tập có ý nghĩa/ có liên quan đến cá nhân trẻ và sắp xếp chúng khoa học.
► Phân loại, tổ chức tài liệu học tập theo cách để các em dễ nhớ
► Hướng dẫn các em các phương pháp ghi nhớ khác nhau như minh hoạ bằng hình ảnh, diễn giải bằng lời nói...
► Bắt các em thực hành các phương pháp ghi nhớ để bé quen với chúng
► Bắt các em thực hành đều đặn, lặp đi lặp lại
Để các em bắt chước và vận dụng vào cuộc sống
Học sinh thiểu năng trí tuệ thiếu khả năng quan sát, bắt chước và học hỏi hành vi của người khác nên cần dạy các em một cách chi tiết và trực tiếp. Ngoài ra, không nên khái quát hoá quá mức hay áp dụng quá mức một thứ, và cũng không nên thiếu tính khái quát, khó vận dụng vào thực tế. Tham khảo một số phương pháp giảng dạy sau:
► Lôi kéo sự chú ý của các em vào bố mẹ, giáo viên - những người có hành xử tốt, đúng mực.
► Để các em quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ hay giáo viên
► Thưởng ngay lập tức khi các em bắt chước một hành vi như mong muốn.
► Tạo nhiều cơ hội thực hành bằng cách làm mẫu trong các tính huống khác nhau.
► Giao nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn trực tiếp cho các em
► Giải thích một khái niệm bằng nhiều ví dụ khác nhau.
► Bắt các em thực hành phân biệt điều gì đúng và điều gì không đúng thông qua các ví dụ cụ thể khác nhau.
► Bắt các em luyện tập vận dụng các kiến thức đã học trên lớp.
► Hướng dẫn các em sử dụng các tài liệu trong cuộc sống hằng ngày.
► Cố gắng cung cấp cho các em những gia cố tự nhiên hơn là những gia cố nhân tạo.
Phương pháp hướng dẫn học sinh thiểu năng trí tuệ
Để đạt được hiệu quả dạy và học, giáo viên nên xem xét các đặc điểm nhận thức, động cơ của học sinh khuyết tật trí tuệ và thử các phương pháp giảng dạy khác nhau. Tham khảo một số ví dụ về phương pháp giảng dạy sau:
► Để giảm bớt các thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ, thì giáo viên nên giao nhiệm vụ dựa trên mức độ nhận thức của học sinh.
► Đặt mục tiêu cụ thể, thực tế để học sinh có thể đạt được.
► Cung cấp phản hồi ngay lập tức về các hành vi cụ thể và thưởng ngay khi học sinh đạt thành tích.
► Khuyến khích học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ.
► Giáo viên không can thiệp vào việc thực hiện nhiệm vụ ngay từ đầu mà chỉ thúc đẩy bằng hình ảnh hoặc lời nói phù hợp.
► Tạo cơ hội cho học sinh được tự quyết trong nhiều tình huống.
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường...
ADHD và chia sẻ quá mức
Vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều vô tình chia sẻ...
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?
Dù có sự tương đồng về biểu hiện, ADHD là một bệnh lý tâm thần, trong khi mất...