Nhận diện tăng động giảm chú (ADHD) ở trẻ
1. Tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit/Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Đặc tính nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, thường xuyên phấn khích, kích động,... Các rối loạn có thể gây hậu quả nặng nề đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.
Đặc biệt, trong cuộc sống thời đại hiện ngày càng bận rộn, việc thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.
Do đó, khi trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
2. Nhận diện tăng động giảm chú ý ở trẻ
Áp dụng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-IV-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Mỹ, thì:
Giảm chú ý
Trẻ bị giảm chú ý khi có 6 (hoặc nhiều hơn) trong số các triệu chứng sau của giảm chú ý, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng, với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần:
- Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
- Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động vui chơi.
- Thường có biểu hiện dường như không hề lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ.
- Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).
- Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.
- Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
- Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).
- Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
- Thường quên các hoạt động hằng ngày.
Tăng hoạt động
Khi trẻ có 6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng của tăng hoạt động - xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.
- Cử động chân tay liên tục, không ngồi yên.
- Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.
- Thường xuyên chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
- Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
- Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được "gắn động cơ".
- Xung động.
- Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh.
- Thường không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.
- Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: Xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).
Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh như trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Biểu hiện của bé nếu ở mức rối loạn nhẹ, thì có thể chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần dùng các biện pháp tâm lý, do đó, sẽ tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe của trẻ.
Nguồn tin: vinmec.com
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...