en ko vi

Não bộ ADHD

16/07/2024
Hiện nay, vẫn có rất nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu và rộng hơn về sự phát triển của não bộ và ADHD. Sự khác biệt trong não bộ khiến cho những người mắc ADHD khó có thể tập trung vào một nhiệm vụ trừ khi họ thực sự quan tâm đến nó.

Não bộ ADHD

Cấu trúc não bộ ở trẻ ADHD mất nhiều thời gian hơn để phát triển

Ở trẻ ADHD, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số vùng não bộ có xu hướng nhỏ hơn một chút và/hoặc trưởng thành chậm hơn so với trẻ bình thường. Điều này không có nghĩa là trẻ em mắc ADHD không thông minh. Nó chỉ có nghĩa là một số vùng não bộ của chúng mất nhiều thời gian hơn để phát triển. 

Sự chậm trễ này xảy ra ở các vùng thuộc hệ thống tự quản lý của não bộ. Cụ thể hơn là các vùng chức năng đóng vai trò then chốt trong kiểm soát cảm xúc và trí nhớ khi làm việc (working memory).

Đến đầu tuổi trưởng thành, các vùng chức năng này có kích thước tương tự như não bộ ở những người trưởng thành không mắc ADHD. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ADHD biến mất sau tuổi dậy thì. Các triệu chứng của ADHD có thể thay đổi khi trẻ lớn hơn, nhưng ADHD là tình trạng kéo dài suốt đời.

Mạng lưới não bộ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi trạng thái

Các vùng chức năng của não cần hoạt động cùng nhau để thực hiện các hành động như chuyển hướng tập trung, đọc hoặc viết. Các vùng não khác nhau được kết nối với nhau bởi các mạng lưới gồm các tế bào thần kinh (neuron).

Một số mạng lưới thần kinh mất nhiều thời gian hơn để phát triển hoặc có thể hoạt động kém hiệu quả ở trẻ em mắc ADHD. Một ví dụ là "mạng lưới mặc định" (default mode network), đóng vai trò quan trọng trong việc nghỉ ngơi cho não bộ. Ở trẻ em mắc ADHD, não bộ mất nhiều thời gian hơn để "tắt" hoạt động trong mạng lưới mặc định khi chúng cần tập trung vào một thứ gì đó.

ADHD cũng ảnh hưởng đến các đường dẫn khác, chẳng hạn như mạng lưới trán-đỉnh (fronto-parietal network). Đây là vùng đóng vai trò then chốt trong việc ra quyết định và học các nhiệm vụ mới. (Đó là lý do tại sao nó thường được gọi là "mạch điều hành chính" - executive control circuit). Sự khác biệt trong mạng lưới thần kinh này và các mạng khác có thể giúp giải thích các triệu chứng ADHD như hay lang thang trong suy nghĩ và khó kiểm soát hành vi theo sự thôi thúc.

Các hoạt chất trong não bộ có thể gặp khó khăn trong việc truyền thông điệp

Mạng lưới não bộ được cấu tạo từ các tế bào não bộ truyền thông tin từ nơ-ron này sang nơ-ron khác. Để thực hiện điều này, đầu cuối của một nơ-ron giải phóng một lượng nhỏ các chất hóa học được gọi là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters). Những chất dẫn truyền thần kinh này phải vượt qua một khoảng trống nhỏ - được gọi là khớp thần kinh (synapse) - để đến đầu của nơ-ron tiếp theo.

ADHD có thể ảnh hưởng đến quá trình này theo một vài cách:

► Nơ-ron gửi tín hiệu có thể không giải phóng đủ chất dẫn truyền thần kinh.

► Nơ-ron nhận tín hiệu có thể gặp khó khăn trong việc "bắt" các chất dẫn truyền thần kinh.

► Chất dẫn truyền thần kinh có thể bị hút ngược lại bởi nơ-ron gửi tín hiệu quá nhanh, trước khi tạo ra kết nối tốt với nơ-ron nhận tín hiệu.

Đối với nhiều người mắc ADHD, việc điều trị có thể cải thiện quá trình truyền thông tin này. Thực hiện các hoạt động đúng với sở thích cá nhân cũng có thể giúp việc truyền thông điệp giữa các nơ-ron dễ dàng hơn.
Các nhà nghiên cứu về não bộ vẫn đang tìm hiểu sâu và rộng hơn về ADHD. Nhưng cần nhớ rằng chúng ta vẫn chưa đạt đến giai đoạn có thể sử dụng hình ảnh não để chẩn đoán ADHD cho mọi người.

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and the brain (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây