en ko vi

Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) tác động đến người tự kỷ như thế nào?

11/11/2022
ABA được xem là liệu pháp đem đến nhiều tác động tích cực giúp cải thiện hành vi của trẻ tự kỷ.


Tác động của ABA đến trẻ tự kỷ

Các phương pháp ABA hỗ trợ những người mắc bệnh tự kỷ theo nhiều cách khác nhau:

  • Dạy các kỹ năng để thay thế các hành vi có vấn đề. Để trẻ tự kỷ có thể học không chỉ là “cần ngừng làm” gì mà còn “cần làm” gì.
  • Tăng cường hành vi tích cực và giảm hành vi có vấn đề. Ví dụ, các quy trình củng cố giúp tăng cường hành vi tập trung vào nhiệm vụ hoặc tương tác xã hội và giảm các hành vi như tự gây thương tích hoặc hành vi rập khuôn.
  • Duy trì hành vi. Ví dụ: Dạy các quy trình tự kiểm soát và tự giám sát để duy trì và khái quát hóa các kỹ năng xã hội liên quan đến công việc
  • Thay đổi phản ứng với hành vi của trẻ. Những phản ứng này có thể vô tình “khuyến khích” cho hành vi có vấn đề.
  • Tăng cường các kỹ năng học tập, xã hội, và tự lực của trẻ.
  • Cải thiện khả năng tập trung vào nhiệm vụ, tuân thủ nhiệm vụ, và tăng cường động lực thực hiện.
  • Nhắm đến mục tiêu cải thiện các kỹ năng nhận thức. Giúp trẻ có nhiều cơ hội học tập hơn.
  • Khái quát hóa hoặc chuyển hành vi từ tình huống hoặc phản ứng này sang tình huống hoặc phản ứng khác (Ví dụ, từ việc hoàn thành các bài tập được giao trong phòng tài nguyên sang việc làm bài trong lớp học chính khóa).

Các thành tố để một chương trình ABA đạt được hiệu quả

Giám sát

Chương trình phải được thiết kế và giám sát bởi một Chuyên Viên Phân Tích Hành Vi Có Chứng Nhận hoặc một chuyên gia có giấy chứng nhận năng lực tương tự. Những người giám sát phải có nhiều kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ.

Đào tạo

Tất cả những người tham gia phải được đào tạo đầy đủ, cùng với những người giám sát hỗ trợ, giám sát và đào tạo liên tục trong thời gian tham gia chương trình.

Kế hoạch giảng dạy

Kế hoạch giảng dạy phải được lập ra sau khi đã tiến hành đánh giá chi tiết và được điều chỉnh theo khuyết tật và kỹ năng cụ thể của trẻ. Phải cân nhắc đến những lựa chọn ưu tiên của gia đình và người học khi xác định các mục tiêu điều trị. Phải kết hợp các nhiệm vụ khái quát hóa vào chương trình để đảm bảo thực hiện các kỹ năng trong nhiều môi trường. Các mục tiêu đã chọn phải mang lại lợi ích và hiệu quả cho học sinh và tăng cường hoặc nâng cao chất lượng sống của các em. Phải kết hợp các phương pháp trị liệu phân tích hành vi sao cho trẻ có cơ hội học tập theo các cách khác nhau.

Thu thập dữ liệu

Phải thường xuyên ghi chép và phân tích dữ liệu về quá trình học kỹ năng và giảm thiểu hành vi. Người giám sát cần xem xét những dữ liệu này và sử dụng để đánh giá sự tiến bộ của trẻ và cung cấp thông tin cho quy trình lập kế hoạch chương trình.

Tập huấn cho gia đình

Các thành viên gia đình cần được tập huấn để dạy và củng cố các kỹ năng. Họ cần tham gia vào cả quy trình lập kế hoạch và xem xét.


Họp nhóm gồm có các nhà trị liệu, người giám sát và các thành viên gia đình liên quan, có vai trò cần thiết để duy trì tính nhất quán, để xác định các vấn đề liên quan và thảo luận về sự tiến bộ.


*Tài liệu này là kết quả của các hoạt động liên tục của Autism Speaks Autism Treatment Network, một chương trình được tài trợ của Autism Speaks. Chương trình được hỗ trợ bởi thỏa thuận hợp tác UA3 MC 11054 thông qua Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ (U.S. Department of Health and Human Services), Cục Quản Lý Tài Nguyên và Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe (Health Resources and Services Administration), Chương Trình Nghiên Cứu Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em (Maternal and Child Health Research Program) cho Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts.

Nguồn tin: Autism Speak

Xem thêm các tin khác

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Tầm quan trọng của lòng tự trọng tích cực đối với trẻ em

Tầm quan trọng của lòng tự trọng tích cực đối với trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây