en ko vi

Hiểu tự kỷ qua các số liệu thống kê

17/12/2021
Lưu ý: những dữ liệu về rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trong bài viết này được thống kê ở Mỹ, nguồn tin: Autism Speaks.
 

Tỷ lệ mắc chứng tự kỷ


Báo cáo của CDC Hoa Kỳ công bố năm 2021, theo dữ liệu năm 2018, tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ ở Mỹ là 1/44 (cứ 44 trẻ có 1 trẻ ASD, dữ liệu năm 2016 công bố năm 2020 là 1/54), trong đó:

  • Tỷ lệ mắc ASD của bé trai 1/27
  • Tỷ lệ mắc ASD của bé gái 1/116

Các bé trai có nguy cơ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ cao >4 lần so với các bé gái.


Hầu hết trẻ em vẫn được chẩn đoán sau 4 tuổi, mặc dù bệnh tự kỷ có thể được chẩn đoán chính xác ngay từ khi 2 tuổi.


31% trẻ em mắc chứng ASD bị khuyết tật trí tuệ (chỉ số thông minh IQ <70), 25% ở mức giới hạn (IQ 71–85) và 44% có điểm IQ ở mức trung bình đến trên trung bình (tức là IQ> 85)


Tự kỷ ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân tộc và kinh tế xã hội.


Các nhóm thiểu số có xu hướng được chẩn đoán muộn hơn và ít thường xuyên hơn.


Can thiệp sớm mang lại cơ hội tốt nhất để hỗ trợ sự phát triển tích cực cho trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ


Không có phát hiện y tế nào cho chứng tự kỷ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ


 Các nghiên cứu chỉ ra rằng di truyền có liên quan đến phần lớn các trường hợp rối loạn phổ tự kỷ. 


Trẻ em sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn


Các bậc cha mẹ có con đầu lòng mắc ASD thì tỷ lệ sinh con thứ hai bị ASD là từ 2-18%


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong số các cặp song sinh giống hệt nhau, nếu một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thì đứa trẻ kia sẽ bị ảnh hưởng khoảng 36-95% thời gian. Ở những cặp song sinh không giống hệt nhau, nếu một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thì đứa trẻ kia sẽ bị ảnh hưởng khoảng 31% thời gian.  


Trong hai thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi liệu có mối liên hệ nào giữa việc tiêm phòng ở trẻ em và chứng tự kỷ hay không? Kết quả của nghiên cứu này rất rõ ràng: Vắc xin không gây ra chứng tự kỷ.

LƯU Ý:

Yếu tố gen, môi trường có thể làm tăng nguy cơ trẻ phát triển chứng tự kỷ. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng ở đây là nguy cơ gia tăng không phải là nguyên nhânVí dụ, một số thay đổi gen liên quan đến chứng tự kỷ cũng có thể được tìm thấy ở những người không mắc chứng tự kỷ. Tương tự, không phải tất cả mọi người tiếp xúc với yếu tố môi trường có nguy cơ đều sẽ phát triển chứng tự kỷ.

Tham khảo thêm bài viết: Nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ

Vai trò của can thiệp sớm và các liệu pháp điều trị

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 2


Can thiệp sớm có thể cải thiện kỹ năng học tập, giao tiếp và xã hội, cũng như sự phát triển cơ bản của não bộ.  


 Liệu pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA - Applied Behavior Analysis) và các liệu pháp dựa trên các nguyên tắc can thiệp hành vi được nghiên cứu và sử dụng phổ biến nhất cho chứng tự kỷ. 


Nhiều trẻ em mắc chứng tự kỷ có những cải thiện tích cực khi sử dụng các biện pháp can thiệp khác như liệu pháp ngôn ngữ và vận động

 Trong mỗi 5 trẻ bị suy thoái phát triển hoặc mất các kỹ năng như ngôn ngữ và sở thích xã hội thì tỷ lệ có khoảng 1 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ và thường xảy ra ở độ tuổi từ 1 đến 3. 

Những thách thức liên quan 

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 5


Khoảng 40% người mắc ASD không nói được.


31% trẻ em mắc chứng ASD bị khuyết tật trí tuệ (chỉ số thông minh IQ <70), 25% ở mức giới hạn (IQ 71–85) với những thách thức đáng kể trong chức năng hàng ngày.


~50% người mắc chứng tự kỷ đi lang thang


~2/3 trẻ tự kỷ từ 6 - 15 tuổi từng bị bắt nạt. 


~28% trẻ 8 tuổi mắc ASD có hành vi tự gây thương tích cho bản thân. Đập đầu, cắn tay và cào xước da là những trường hợp phổ biến nhất. 


Đuối nước vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với trẻ em mắc chứng tự kỷ và chiếm khoảng 90% các trường hợp tử vong liên quan đến việc lang thang hoặc bắt cóc ở những người từ 14 tuổi trở xuống. 

Tình trạng sức khỏe tâm thần & y tế liên quan 

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 4


Rối loạn phổ tự kỷ ASD có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. 


30-61% trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bị mắc chứng tự kỷ. 


>50% trẻ em mắc chứng tự kỷ có một hoặc nhiều vấn đề về giấc ngủ mãn tính. 


11-40% trẻ và thanh thiếu niên bị Rối loạn lo âu mắc chứng tự kỷ. 


7% trẻ em và 26% người lớn bị trầm cảm mắc chứng tự kỷ. 


Trẻ tự kỷ có nguy cơ bị một hoặc nhiều rối loạn tiêu hóa mãn tính cao hơn ~8 lần so với những trẻ khác. 


Có tới 1/3 người tự kỷ mắc chứng động kinh (rối loạn co giật). 


Các nghiên cứu cho thấy: ảnh hưởng đến từ 4-35% người lớn bị tâm thần phân liệt mắc chứng tự kỷ. 1,1% dân số bị tâm thần phân liệt.


Các vấn đề sức khỏe liên quan đến chứng tự kỷ kéo dài trong suốt cuộc đời - từ trẻ nhỏ đến người già. Gần 1/3 (~32%) trẻ em từ 2 đến 5 tuổi mắc chứng tự kỷ bị thừa cân16% bị béo phì. Dưới 1/4 (23%) trẻ từ 2 đến 5 tuổi trong dân số nói chung bị thừa cân và chỉ 10% bị béo phì về mặt y tế. 


RisperidoneAripiprazole, những loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận cho chứng kích động và cáu kỉnh liên quan đến chứng tự kỷ. 

Người chăm sóc & gia đình của trẻ tự kỷ

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 6


Chi phí chăm sóc trẻ tự kỷ

  • Trung bình, chi phí cho bệnh tự kỷ ước tính khoảng 60.000USD/năm trong suốt thời thơ ấu, với phần lớn chi phí cho các dịch vụ đặc biệt và tiền lương bị mất liên quan đến nhu cầu gia tăng đối với một hoặc cả hai cha mẹ. 
  • Chi phí cũng tăng lên cùng với sự xuất hiện của chứng thiểu năng trí tuệ. 

Những bà mẹ có con mắc ASD - những người có xu hướng đóng vai trò chăm sóc cho trẻ, ít có khả năng làm việc ngoài xã hội. Trung bình, họ làm việc ít giờ hơn mỗi tuần và kiếm được:

  • ít hơn 56% so với những bà mẹ có con bình thường
  • ít hơn 35% so với những bà mẹ có con bị khuyết tật hoặc rối loạn khác.  

Tự kỷ ở tuổi trưởng thành

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 3


Trong thập kỷ tới, ước tính có khoảng 707.000 đến 1.116.000 thanh thiếu niên (70.700 đến 111.600 thanh thiếu niên mỗi năm ở Mỹ) sẽ bước vào tuổi trưởng thành và sử dụng các dịch vụ tự kỷ ngoài trường học. 


Thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ nhận được các dịch vụ chuyển tiếp chăm sóc sức khỏe thường xuyên bằng một nửa so với những trẻ có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt khác. Những người trẻ có chứng tự kỷ cùng với các vấn đề y tế liên quan thậm chí ít có khả năng nhận được hỗ trợ chuyển tiếp hơn. 


Nhiều thanh niên mắc chứng tự kỷ không nhận được bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào trong nhiều năm, sau khi họ không gặp bác sĩ nhi khoa. 


Hơn 50% thanh niên mắc chứng tự kỷ vẫn thất nghiệp và không được theo học ở bậc đại học trong hai năm sau trung học. Đây là tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ thanh niên thuộc các loại khuyết tật khác, bao gồm khuyết tật khả năng học tập, khuyết tật trí tuệ hoặc khiếm khuyết ngôn ngữ nói. 


Trong số gần 18.000 người mắc chứng tự kỷ đã sử dụng các chương trình hướng nghiệp do nhà nước tài trợ vào năm 2014, chỉ 60% rời khỏi chương trình có việc làm. Trong số này, 80% làm việc bán thời gian với mức lương trung bình 160USD/ tuần, đưa họ xuống dưới mức nghèo đói. 


Gần một nửa số người tự kỷ 25 tuổi chưa bao giờ làm công việc được trả lương. 


Nghiên cứu chứng minh rằng các hoạt động công việc khuyến khích sự độc lập, làm thuyên giảm các triệu chứng tự kỷ và tăng kỹ năng sống hàng ngày. 

Chi phí chăm sóc người tự kỷ

HIỂU TỰ KỶ QUA CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ 7


Chi phí chăm sóc cho người Mỹ mắc chứng tự kỷ:

  • 268 tỷ USD vào năm 2015
  • sẽ tăng lên 461 tỷ USD vào năm 2025 nếu không có những can thiệp và hỗ trợ hiệu quả hơn trong suốt cuộc đời. 

Phần lớn chi phí của bệnh tự kỷ ở Mỹ chủ yếu cho người lớn tự kỷ: ước tính khoảng 175 đến 196 tỷ USD/ năm, so với 61 đến 66 tỷ USD/ năm cho trẻ em. 


Trung bình, chi phí y tế cho trẻ em và thanh thiếu niên mắc ASD >4,1 - 6,2 lần so với những người bình thường.


Thông qua ABLE - Achieving a Better Life Experience (Tạm dịch: Vì một cuộc sống Tốt đẹp hơn) năm 2014, cho phép các tiểu bang thành lập các tài khoản tiết kiệm được ưu đãi về thuế dành cho người khuyết tật, bao gồm cả chứng tự kỷ.  


Việc thông qua luật bảo hiểm bệnh tự kỷ ở tất cả 50 tiểu bang đang cung cấp quyền tiếp cận với các liệu pháp và điều trị y tế. 

Bài viết được chuyển ngữ từ Autism Speaks

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây