en ko vi

Điều trị tự kỷ: những phương pháp trị liệu thường được đề nghị

31/10/2022
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD - Autism Spectrum Disorder) thường được mọi người gọi là "tự kỷ", là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại, thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Ngoài các biểu hiện nêu trên, trẻ tự kỷ còn có thể có những biểu hiện lâm sàng khác như co giật, động kinh, rối loạn vị giác, âm thanh, giấc ngủ, tăng động giảm chú ý, có vấn đề về hệ tiêu hóa, thường xuyên lo lắng, bồn chồn... Trong ASD Handbook (OSHU.EDU), những phương pháp trị liệu thường được đề nghị được liệt kê bên dưới, gồm có:
 


Trị liệu ngôn ngữ

Một trong những phần quan trọng trong điều trị bệnh tự kỷ là phát triển kỹ năng giao tiếp, lời nói và ngôn ngữ. Một số người tự kỷ có thể nói không thành thạo, trong khi số khác có thể nói rất giỏi nhưng với khả năng giao tiếp xã hội kém. Dù trình độ sử dụng ngôn ngữ của người tự kỷ đang ở mức nào thì tất cả họ đều có những khó khăn nhất định trong giao tiếp xã hội. Vì vậy trị liệu ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong điều trị tự kỷ. Trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ có thể bắt đầu từ 18 tháng tuổi.

Những biểu hiện có vấn đề về ngôn ngữ của trẻ tự kỷ, có thể kể đến:

  • Hoàn toàn không nói
  • Khó trả lời các câu hỏi hoặc kể chuyện
  • Thiếu tính qua lại trong nói chuyện
  • Ngữ điệu ("ngôn điệu") thiếu tự nhiên hoặc sử dụng các âm lời nói không bình thường
  • Lặp lại những gì người khác nói ("nhại lời")
  • Khó hiểu nghĩa trừu tượng hoặc các từ không có ngữ cảnh
  • Sử dụng và hiểu sự giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể/manh mối phi ngôn ở mức kém
  • Lặp các từ hoặc cụm từ đã ghi nhớ theo cách thuộc lòng, đôi khi đúng ngữ cảnh

Một chuyên gia bệnh học âm ngữ (SLP) được đào tạo để xử lý các vấn đề lời nói, ngôn ngữ, và giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ... có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng ngôn ngữ, thông qua các cách thức sau:

  • Yêu cầu sự giúp đỡ từ trẻ và đưa ra phản đối thích hợp cho trẻ
  • Chủ động bắt đầu và duy trì hoạt động chơi với trẻ
  • Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đối thoại nhằm xây dựng các mối quan hệ
  • Giúp trẻ học cách nhận biết những manh mối trong lời nói và những manh mối phi ngôn ngữ
  • Học vào những thời điểm thích hợp cho các mục đích giao tiếp cụ thể như chào, tạm biệt, ...

Đánh giá kỹ năng giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC - cách giao tiếp dành cho một đứa trẻ không biết nói) thông qua các hệ thống khác nhau bao gồm một Hệ Thống Giao Tiếp Trao Đổi Hình Ảnh (PECS), máy tính, bảng chữ cái và máy tính bảng.

Hoạt động trị liệu/ Trị liệu hoạt động (Occupational therapy - OT)

Người mắc tự kỷ (ASD) thường có thể nhận được lợi ích từ hoạt động trị liệu (OT). Một nhà hoạt động trị liệu làm việc với người bệnh để tăng cường các kỹ năng của họ trong "hoạt động" sống (ví dụ như vui chơi và học hành đối với trẻ em). Họ giúp xác định những yếu tố khiến cho người mắc tự kỷ (ASD) không thể tham gia đầy đủ trong các hoạt động điển hình trong đời sống hàng ngày như: ăn, vệ sinh thân thể, chơi, viết, đánh máy, đi học hoặc làm việc,...

Nhiều người mắc tự kỷ (ASD) gặp khó khăn với việc xử lý thông tin thu nhận qua các giác quan (xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác) một cách hiệu quả. Ví dụ, họ có thể bị choáng bởi tiếng động lớn hoặc choáng ngợp với cảm giác của mọi vật tiếp xúc với da mình. Điều này có thể làm cho người tự kỷ khó điều chỉnh hành vi, sự chú ý, và cảm xúc của họ. Trị liệu tích hợp giác quan (SI) giúp giải quyết các vấn đề này, và OT thường là chuyên môn chính tham gia lập kế hoạch điều trị ở lĩnh vực này.

  • OT là một phương pháp trị liệu mà trẻ ở tuổi đi học thường nhận tại trường.
  • Dịch vụ này có thể diễn ra ở nhà, trong phòng khám, hoặc trong cộng đồng.
  • Sự trị liệu này mang tính cá nhân hóa rất cao và dựa trên nhu cầu của từng người.

Một số ví dụ về việc một nhà OT có thể làm gì:

  • Lập kế hoạch các trò chơi giúp tăng cường sự phối hợp tay-mắt
  • Điều chỉnh tín hiệu giác quan để cải thiện khả năng xử lý (đeo tai nghe nếu quá ồn)
  • Thay đổi môi trường bằng công nghệ hoặc các thiết bị khác nhau (có thể đơn giản như sử dụng dụng cụ cầm bút chì để viết, hoặc mặc quần áo mềm)
  • Cho trẻ chơi xích đu, nhảy trên tấm trampoline, hoặc các cách khác để tích hợp vận động thân thể cho trẻ

Vật lý trị liệu

Các kỹ năng vận động ảnh hưởng đến cách một người vận động cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ. Đôi khi người tự kỷ có các kỹ năng vận động được phát triển kém hơn. Nếu rơi vào trường hợp này, vật lý trị liệu (PT) có thể có ích. Một nhà vật lý trị liệu xử lý các giới hạn thể chất để giúp một người phát triển cơ bắp, khả năng thăng bằng và phối hợp cần thiết cho các hoạt động hàng ngày.

Liệu pháp hành vi

 

Phân Tích Hành Vi Ứng Dụng (ABA)

Dựa trên nhiều nghiên cứu, ABA là biện pháp can thiệp được hỗ trợ hiệu quả nhất dành cho tự kỷ (ASD). ABA là việc sử dụng các nguyên tắc hành vi dựa trên bằng chứng khoa học trong các tình huống hàng ngày. Trị liệu ABA nhằm đạt được các mục tiêu giúp tăng hoặc giảm các hành vi khác nhau.

Ví dụ, một gia đình có thể muốn tăng mức tiêu thụ thức ăn của con họ, đồng thời cũng giảm hành vi đập đầu. Các hành vi nào có ích nhất cần nhắm đến sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Tất cả các chương trình ABA có chung các thành phần tương tự, bao gồm dạy chuyên môn hóa, có sự tham gia của cha mẹ, và dạy các kỹ năng có thể được sử dụng ở nhà, ở trường và các môi trường khác. ABA phải mang tính vui chơi và khích lệ đối với trẻ em.

  • ABA có thể giúp xây dựng các kỹ năng để một người có thể hoạt động ở trình độ cao hơn trong cuộc sống hàng ngày. ABA thường được sử dụng để tăng cường các kỹ năng ở lĩnh vực ngôn ngữ, vui chơi, hành vi, sự chú ý và khả năng học tập.
  • Mọi người ở mọi độ tuổi đều có thể hưởng lợi từ dịch vụ ABA, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp này được sử dụng càng sớm thì càng tốt.
  • ABA là một phương pháp điều trị được sử dụng cho mọi loại nhu cầu hành vi, không chỉ cho những hành vi mà người mắc ASD gặp.

Các phương pháp sau đây cũng dựa trên khoa học về ABA:

  • Mô Hình Denver Đầu Đời (ESDM)
  • Điều Trị Phản Ứng Nồng Cốt (PRT)
  • Can Thiệp Phát Triển Mối Quan Hệ (RDI)
  • Floortime hay Mối Quan Hệ Khác Biệt Cá Nhân Về Phát Triển (DIR)
  • Điều Trị và Giáo Dục Trẻ Tự Kỷ và Giao Tiếp Liên Quan (TEACCH)
  • Giảng Dạy Thử Nghiệm Riêng Biệt (DTT)
 

Trị Liệu Hành Vi Nhận Thức (CBT)

CBT là một nhóm các kỹ năng được nghiên cứu kỹ lưỡng, có hiệu quả trong điều trị những vấn đề mà trẻ em và người lớn gặp phải. CBT có hiệu quả điều trị chứng lo âu và rối loạn tâm trạng, dạy cách kiểm soát căng thẳng và kiểm soát sự giận dữ, và cải thiện các kỹ năng. Mục tiêu của CBT là giúp tìm hiểu tình cảm, suy nghĩ, và hành vi có mối liên hệ như thế nào. CBT dạy cách xác định những niềm tin không có ích và cách phát triển các mô thức hành vi tích cực hơn. Sự điều trị thường là dựa trên kỹ năng, và gồm có sự tham gia tích cực của gia đình trẻ.

  • CBT có ích đối với những người mắc ASD nào có đủ các kỹ năng nói, khả năng suy nghĩ về suy ghĩ và hành vi của mình.
  • Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan và sự kết hợp những mối quan tâm đặc biệt của một người vào các hoạt động trị liệu thường là có ích.
  • Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có giấy phép có thể cung cấp dịch vụ CBT, bao gồm các nhà tâm lý học, các công tác viên xã hội lâm sàng, các bác sĩ tâm thần, và các tư vấn viên chuyên nghiệp.
  • ​CBT có thể được thực hiện cho cá nhân hoặc trong các nhóm. CBT thường là một phần quan trọng của Các Nhóm Kỹ Năng Xã Hội trị liệu nhằm cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội và tư duy xã hội.

Các phương pháp điều trị ứng dụng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức:

  • Trị Liệu Hành Vi Biện Chứng (DBT)
  • Trị Liệu Tương Tác Giữa Cha Mẹ-Con Cái (PCIT)
  • CBT Dựa Trên Sự Quan Tâm

Các phương pháp trị liệu và biện pháp can thiệp hỗ trợ khác

Có nhiều phương pháp trị liệu tự kỷ chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng có thể có ích, ví dụ như âm nhạc, nghệ thuật, tập thể dục thích nghi, và trị liệu bằng động vật... Các phương pháp trị liệu này có thể hỗ trợ các kỹ năng xã hội, nâng cao sự tự tôn và xây dựng sự tự tin, giúp phát triển các kỹ năng vận động, và cải thiện chất lượng sống cho người mắc ASD.

Thuốc theo toa

Không có thuốc theo toa nào được thiết kế để điều trị ASD, nhưng một số thuốc có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như tăng động, thiếu chú ý, hung hăng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và thay đổi tâm trạng. Mục tiêu của việc bao gồm thuốc theo toa như một phần của điều trị thường là để giảm một triệu chứng gây ảnh hưởng để một người có thể phản ứng hiệu quả hơn với các loại trị liệu hoặc cơ hội giáo dục khác. Điều quan trọng là phải thảo luận về bất kỳ sự thay đổi hành vi nào với PCP của quý vị, và thông tin cho đội ngũ y khoa của quý vị về tất cả các thuốc (bao gồm thuốc mua tự do hoặc vitamin/thảo dược bổ sung) để theo dõi bất kỳ sự tương tác hay tác dụng phụ liên quan nào.

Can thiệp chế độ ăn

Một số người báo cáo có cải thiện về chức năng sau khi thay đổi chế độ ăn. Hai biện pháp can thiệp chế độ ăn thường gặp nhất được sử dụng bởi các gia đình gặp ASD là chế độ ăn không gluten, casein và không có men. Có các chuyên gia chẳng hạn như các chuyên gia liệu pháp dinh dưỡng thuận tự nhiên có thể hướng dẫn về lĩnh vực này, đồng thời bạn cũng nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ.

Nguồn tin: ASD Handbook (OSHU.EDU)

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây