Dấu hiệu/ triệu chứng cốt lõi để nhận biết chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD)
MỤC LỤC1. Khó khăn trong giao tiếp xã hội 2. Các hành vi hạn chế và lặp lại Một số lưu ý |
1. Khó khăn trong giao tiếp xã hội
Người mắc chứng tự kỷ dù là trẻ em hay người lớn cũng thường gặp khó khăn trong giao tiếp, bao gồm cả giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.
KHÔNG HIỂU hoặc sử dụng KHÔNG PHÙ HỢP:
► ngôn ngữ nói (khoảng 1/3 số người tự kỷ không nói được)
► cử chỉ
► giao tiếp bằng mắt
► nét mặt
► tông giọng
► diễn đạt (diễn đạt tối nghĩa, khó hiểu)
Những thách thức bổ sung khác bao gồm GẶP KHÓ KHĂN VỚI:
► nhận biết cảm xúc và ý định của người khác
► nhận biết cảm xúc của chính mình
► bộc lộ cảm xúc
► tìm kiếm sự an ủi tinh thần từ người khác
► các tình huống xã hội (cảm thấy choáng ngợp với các tình huống xã hội)
► kỹ năng luân phiên trò chuyện
► kỹ năng nhận biết khoảng cách thích hợp khi trò chuyện với mọi người
2. Các hành vi hạn chế và lặp lại
Người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có các hành vi hạn chế và lặp đi lặp lại rất khác nhau. Chúng có thể bao gồm:
► Các động tác cơ thể lặp đi lặp lại như: đung đưa, vỗ tay, xoay vòng, chạy tới chạy lui...
► Các động tác với đồ vật lặp đi lặp lại như: quay bánh xe, lắc que, bật tắt công tắc...
► Nhìn chằm chằm vào đèn hoặc vật thể đang quay
► Những hành vi có tính ám ảnh cưỡng chế, như: xếp đồ đạc thẳng hàng, chạm vào đồ vật liên tục theo một thứ tự định sẵn...
► Sở thích hẹp hay cực đoan trong một số chủ đề nhất định
► Không thích thay đổi/ chống lại sự thay đổi, ví dụ như: lịch trình hằng ngày, thực đơn những bữa ăn, quần áo, tuyến đường đến trường...
MỘT SỐ LƯU Ý► Các dấu hiệu/ triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ có thể bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, lặp đi lặp lại và gây cản trở các hoạt động hàng ngày. ► Nhiều người tự kỷ có vấn đề về giác quan, thường liên quan đến sự nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng, mùi vị, các cơn đau hay các kích thích khác. ► Để chẩn đoán chứng rối loạn phổ tự kỷ, các bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên biệt sử dụng các công cụ gồm các bài kiểm tra sàng lọc tự kỷ. ► Phát hiện và can thiệp sớm làm giảm xu hướng tự kỷ ở trẻ, tăng cơ hội cho trẻ phát triển và hòa nhập với cộng đồng. |
Bài viết được biên tập và chuyển ngữ từ Autism Speaks
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...