Chứng lo âu ở trẻ tự kỷ
Triệu chứng của chứng lo âu có thể là sợ hãi bóng tối, sợ nhện hay sự lo lắng kinh niên về việc phạm sai lầm hoặc đến muộn. May mắn thay, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chứng lo âu ở trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ hoàn toàn có thể điều trị được. Thông thường, những đối tượng này có thể được hỗ trợ điều trị chứng lo âu bởi các chiến lược giống nhau.
Chứng lo âu có thể được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi, hay còn được gọi tắt là CBT (Cognitive behavioral therapy – CBT). Liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị dựa trên những những triệu chứng của người mắc chứng rối loạn lo âu. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng của phương pháp điều trị tâm lý xã hội đối với chứng lo âu.
Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Nếu con bạn sợ hãi khi gặp vấn đề liên quan đến sự nhạy cảm của các giác quan, bạn nên tham khảo ý kiến của những nhà trị liệu chuyên nghiệp, các nhà trị liệu có thể đánh giá xem liệu sự nhạy cảm quá mức của con bạn (ví dụ nhạy cảm với tiếng ồn) có phải là một triệu chứng của chứng rối loạn xử lý giác quan hay không. Nếu đúng là vậy và nếu nỗi sợ hãi của con bạn chỉ xuất hiện bởi sự kích thích giác quan, thì các triệu chứng đó có thể được giải quyết tốt nhất bằng một can thiệp tập trung vào giác quan.
Trẻ em mắc tự kỷ và có triệu chứng lo âu thường trở nên cực kỳ sợ hãi với các kích thích giác quan. Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn khi nói cho bạn biết điều gì đang khiến con sợ hãi. Thay vào đó, con có thể thể hiện sự sợ hãi của mình bằng cách cực kỳ tránh né một tình huống.
Ví dụ, con có thể từ chối đến trường sau khi trường tổ chức một cuộc diễn tập cứu hỏa. Con có thể tránh các bữa tiệc sinh nhật do sợ tiếng nổ của quả bóng bay. Các dấu hiệu khác của sự sợ hãi tột độ có thể bao gồm la hét, khóc lóc, đeo bám ba mẹ. Vì trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, nên điều quan trọng là phải quan sát hành vi của trẻ để phát hiện những dấu hiệu sợ hãi. Điều này có thể giúp bạn xác định điều gì đang gây ra nỗi sợ hãi của con mình.
Né tránh hay học cách đối phó?
Nhiều bậc cha mẹ cố gắng hết sức để bảo vệ con cái của họ bằng cách tránh những tình huống kích động. Cách tiếp cận này đôi khi phù hợp và thậm chí cần thiết. Tuy nhiên, những đứa trẻ không có cơ hội học cách tự mình quản lý các tình huống gây lo âu.
Bằng cách giúp con bạn học cách kiểm soát nỗi sợ hãi, bạn có thể chuẩn bị cho con bước vào một thế giới thực để con có thể tham gia các hoạt động xã hội ở mức tối đa có thể.
Các gia đình có con mắc các triệu chứng lo âu nhẹ hơn có thể tự mình thử các chiến lược ở mục bên dưới, nếu triệu chứng trở nên tồi tệ hơn thì bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp .
Giải quyết nỗi sợ hãi tại ngay lập tức
Chúng ta nên lập một danh sách những nỗi sợ hãi hoặc lo lắng của con mình và xếp thứ tự chúng từ nhẹ đến nặng. Để thành công, bạn bắt đầu với nỗi sợ hãi từ nhẹ đến trung bình trước khi xem xét những nỗi sợ hãi nghiêm trọng.
Mấu chốt của liệu pháp nhận thức hành vi là giới thiệu các chiến lược đối phó như hít thở sâu và “suy nghĩ hữu ích”. Các chiến lược này có thể giúp người mắc chứng sợ hãi kiểm soát các lo lắng của chính mình.
Ví dụ, bạn có thể dạy con mình hít thở sâu, chậm rãi để giúp kiểm soát các lo lắng.
“Những suy nghĩ hữu ích” là những câu mà con bạn có thể nói với chính mình khi đối mặt với một tình huống khiến nó lo lắng. Ví dụ, bạn có thể dạy con mình nói: “Đây là tiếng ồn lớn. Tôi không thích nó, nhưng tôi có thể xử lý nó.”
Để giúp con bạn học những chiến lược này, bạn nên làm mẫu việc hít thở sâu và lặp lại thành tiếng một câu “suy nghĩ hữu ích”.
Tiếp cận theo mức độ
Bước quan trọng nhất là giúp con bạn từng bước đối mặt với nỗi sợ hãi của mình. Chúng tôi gọi đây là "Liệu pháp tiếp cận theo mức độ". Ví dụ, giải thích với con bạn rằng mẹ và con sẽ nghe một đoạn ghi âm về tiếng sấm. Lần đầu tiên, bạn có thể phát bản ghi tiếng sấm ở âm lượng nhỏ, khi con bạn thể hiện sự thoải mái hơn với âm thanh tiếng sấm, bạn tăng dần âm lượng.
Hoặc bạn có thể cho con thử xem một video về quả bóng bay nổ nhưng tắt âm lượng. Sau đó, bạn cho con xem một quả bóng bay nổ khi đứng cách xa. Theo thời gian, bạn có thể di chuyển quả bóng bay bị nổ ngày càng gần với con bạn hơn.
Sau những bài tập như vậy, bạn có thể tặng cậu bé những phần thưởng nhỏ vì đã dũng cảm và “đối mặt với nỗi sợ hãi”. Hãy nhớ rằng ngay cả một hành động dũng cảm nhỏ - chẳng hạn như lắng nghe đoạn ghi âm tiếng sấm trong 10 giây - cũng thể hiện một bước quan trọng để xử lý nỗi sợ hãi và xứng đáng được thừa nhận.
Mặc dù liệu pháp tiếp cận theo mức độ có vẻ phản trực giác, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng chiến lược này là chiến lược hiệu quả nhất để vượt qua một nỗi sợ hãi cụ thể.
Nguồn tin: autismspeaks.org
Xem thêm các tin khác
Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường...
ADHD và chia sẻ quá mức
Vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều vô tình chia sẻ...
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?
Dù có sự tương đồng về biểu hiện, ADHD là một bệnh lý tâm thần, trong khi mất...