[Câu chuyện] Cách quy tắc khuỷu tay giúp trẻ ADHD hiểu về không gian cá nhân

Những gì tôi đã thử làm
Ban đầu, vợ chồng tôi nghĩ rằng con đứng gần như vậy là do chưa hiểu cách cư xử trong các tình huống xã hội. Vì vậy, chúng tôi cố gắng dạy con quy tắc về không gian cá nhân:
“Không gian cá nhân là vùng gần cơ thể của một người. Mọi người sẽ cảm thấy không thoải mái khi có ai đó bước vào không gian này.”
Chúng tôi đã thử nhiều cách so sánh:
“Hãy tưởng tượng mỗi người có một ‘bong bóng cá nhân’ xung quanh họ.”
Chúng tôi cũng thử cách tỏ ra khó chịu (mà thực ra đôi khi đúng là như vậy):
Nhưng không có cách nào hiệu quả. Con vẫn tiếp tục đứng quá sát người khác.“Con vừa huých khuỷu tay vào bụng mẹ khi quay người đấy. Như vậy còn chưa quá gần sao?”
Vấn đề thực sự: Điều tôi ước gì mình biết sớm hơn
Thành thật mà nói, việc ai đó đứng quá gần tôi là một trong những điều khiến tôi khó chịu nhất. Tôi không thích cảm giác đó, nó làm tôi bực bội.
Tôi nhận ra mình cần không gian cá nhân nhiều hơn người khác. Có lẽ điều này liên quan đến vấn đề cảm giác của tôi – một vấn đề mà con trai tôi cũng gặp phải. Con rất nhạy cảm với tiếng ồn lớn hoặc cảm giác khi chạm vào một số thứ.
Sau đó, tôi nhận ra rằng vấn đề xử lý cảm giác của con có thể ảnh hưởng đến nhận thức về cơ thể của con trong không gian. Đó là lúc tôi hiểu ra: Con thực sự hiểu quy tắc không gian cá nhân, nhưng con không phải lúc nào cũng cảm nhận được khoảng cách giữa cơ thể mình và người khác!
Giải pháp: Quy tắc khuỷu tay
Chúng tôi đã nghĩ ra một cách giúp con xác định khi nào cần giữ khoảng cách: Quy tắc khuỷu tay.
“Nếu khi dang tay ra như cánh gà mà khuỷu tay con chạm vào ai đó, có nghĩa là con đang đứng quá gần.”
Quy tắc đơn giản này hiệu quả hơn nhiều so với mọi lời giải thích khác. Nó cũng giúp con cải thiện khả năng nhận biết vị trí cơ thể mình.
Ban đầu, trông con có vẻ hơi ngố khi đi vòng quanh với hai tay dang ra như cánh gà. Nhưng theo thời gian, con đã điều chỉnh cách thực hiện để trông tự nhiên hơn – giống như đang vươn vai hơn là đang cố bay.
Đôi khi, tôi còn nghe thấy con nhắc nhở em trai:
“Em đứng gần quá rồi – dùng quy tắc khuỷu tay đi!”
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "How the elbow rule helped my child learn about personal space (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích
Nhiều trẻ mắc ADHD gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội và khả năng tự kiểm soát,...
Liệu các vấn đề về học tập và tư duy có phổ biến ở bé trai ADHD hơn bé gái ADHD không?
Có vẻ như con trai mắc ADHD thường gặp vấn đề về học tập và tư duy nhiều hơn...
"Con tôi mắc ADHD và rất khó chấp nhận thua cuộc. Tôi nên làm gì để giúp con?"
Con trai tôi 7 tuổi, mắc ADHD và rất bốc đồng, thích ganh đua. Mỗi khi không...