Case study tự kỷ, chậm nói - Trum
Kiểm tra, đánh giá đầu vào
- Trẻ khóc nhiều, không hợp tác.
- Trẻ có phát âm nhưng không nghe được rõ âm nào.
- Trẻ giao tiếp mắt kém.
Đánh giá
Trẻ có nhiều biểu hiện tự kỷ.
Họ tên trẻ | P.H.G.B (Trum) | Giới tính | Nam |
Năm sinh | 2017 | ||
Cố vấn | Tiến sĩ Choi Young Sook (SGF Vietnam Korea) |
||
Thời gian đánh giá |
12/2021 |
Đánh giá sự tiến bộ của Trum qua các buổi học
Buổi học số 1 - 4 (12/2021)
Nhận xét |
► Trong những ngày đầu đến lớp, trẻ khóc nhiều, không hợp tác. |
Buổi học số 5 - 10 (01/2022)
Nhận xét |
► Trẻ hầu như học các bài học tại lớp, ở nhà PH không tập nhiều cho trẻ. PH hay nóng giận, không kiên nhẫn với trẻ. Khi tập động tác ụp-hà, sau 2 ngày cuối tuần trẻ chưa làm được, chỉ mới đưa tay lên cằm khi nói Ụp, PH đã nản lòng và không tập với trẻ nữa. * Các hoạt động cứ lặp lại và kéo dài vì mẹ không hề tập với trẻ tại nhà, cả các bài hát không cho nghe và tập theo vì mẹ nói nhạc Hàn Quốc khó nghe quá. GV giải thích cho mẹ không quan trọng nhạc Hàn Quốc hay Việt Nam mà là giai điệu của bài hát. Mẹ phải tập để làm đúng động tác với giai điệu thì trẻ mới làm theo được. Trẻ rất nhạy với âm nhạc nên khi làm cùng cô đúng nhịp, đúng động tác, trẻ rất vui và tương tác tốt. * Trẻ khóc ⅓ thời gian sau của buổi học vì phải sử dụng các đầu ngón tay nhiều, mẹ lại không tươi cười gây áp lực cho trẻ khi trẻ nhìn mẹ. Trẻ biểu hiện nhiều lần đập vào ngực mình. |
Buổi học số 11 - 15 (02/2022)
Nhận xét |
► Trẻ có nhiều tiến bộ, không còn khóc nhiều trong các buổi học. Trẻ tự biết chỗ cất áo, khẩu trang, xếp giày khi đến lớp. Trẻ đã biết giúp cô vứt rác, lấy ghế, cất đồ chơi khi cô nói: bái bai, giúp cô cất đồ chơi nè. Trẻ vẫn bám mẹ nhiều, vẫn khóc nhìn biểu cảm của mẹ khi học. + Trách nhiệm của nhà trường là 20%, hướng dẫn PH cách dạy trẻ. Tự trẻ là 20 % và 60 % còn lại là sự nổ lực của PH. Nếu PH không kết hợp hoặc không đồng ý với cách dạy của GV thì trẻ không thể tiến bộ và không thể theo học ở Trung Tâm được. + PH không hoàn toàn tin tưởng và nổ lực để giúp con mình vì không thực hiện bài tập nhạc, trò chơi với con tại nhà, không thường xuyên làm nhật ký với lý do khó hoặc không có thời gian, không kiên nhẫn và luôn không nhận thức đúng về tình trạng của con mình, hay đi ra ngoài mà không theo dõi xem GV dạy gì cho con mình để thực hiện lại ở nhà. + Tại sao cứ phải lập lại các hoạt động cả tuần là câu hỏi PH đưa ra. GV chỉ ra cho PH thấy, trẻ có những tiến bộ như thế nào qua các buổi tập: trẻ mạnh dạn hơn, sử dụng tay nhiều hơn, hiểu các câu lệnh, tăng cảm xúc biết giận, chán, biết bày tỏ không thích hay rất thích (nhìn cô cười rất vui), biết đợi, biết xin khi cần chứ không như trước chỉ đập vào ngực khi không vui. Và vì mẹ không tập với trẻ tại nhà, trẻ chỉ đi học 3 tiếng 1 tuần nên các hoạt động lặp lại để trẻ quen và bắt nhịp tốt hơn. ► PH hiểu ra vấn đề và hứa sẽ thay đổi trong cách hướng dẫn trẻ tại trường và tại nhà. |
Nhận xét sau 2 tháng học
Nhận xét |
|
Trước |
Sau |
► Không nhận ra người quen, lạ. Chỉ cần nhìn và cười với Trum là bé dễ đi theo. |
► Biết biểu hiện cảm xúc: không thích lớp học, không thích cô - đẩy cô ra, muốn mẹ - nhìn mẹ, khóc đến khi mẹ vào. |
► Cảm xúc: cười, khóc. | ► Cảm xúc: cười, khóc, tức giận, biết phản kháng khi “ôm” chặt-gồng người, không muốn làm việc gì thì nhìn cô, khóc to. |
► Không sử dụng các đầu ngón tay để cầm, nắm. | ► Biết cầm những đồ vật nhẹ (cầm giấy bỏ rác), biết nâng đồ vật nặng hơn (bàn, ghế), biết cách sử dụng lực cánh tay để chơi bập bênh, cầm nắm những vật nhỏ bỏ vào trụ gỗ,... |
► Giao tiếp mắt: không tập trung, chỉ nhìn đồ vật. | ► Giao tiếp mắt: tăng. Trẻ nhìn cô khi vui, khi cùng thực hiện hoạt động. Trẻ biết thái độ của cô: vui, nghiêm. |
► Chạy nhảy, vận động chân, không sử dụng cơ tay, không chơi với đồ chơi, chỉ chơi với chai nhựa. Trẻ chỉ thích nghe nhạc Bolero. | ► Trẻ tập chơi với đồ chơi, sử dụng lực cánh tay và các đầu ngón tay nhiều hơn. Trẻ thích âm nhạc, làm quen với các bài hát thiếu nhi, nhớ động tác kèm theo giai điệu. |
Buổi học số 34 - 36 (15, 18, 20/04/2022)
Giao tiếp, ôm |
► Skinship của trẻ kém, trẻ khóc gồng người nhiều. |
Tập thể dục |
► Audio: Trẻ thích âm nhạc, trẻ đã bước chân được nhưng khó chịu và không chịu thực hiện. Trẻ thực hiện được động tác đập tay với người đối diện. ► Video: Trẻ chỉ quan sát video, không thực hiện theo động tác của bài. |
Tập thể dục với gymball |
► Trẻ thả lỏng và hợp tác khi thực hiện các động tác với gymball. ► Các động tác của trẻ thực hiện với lực tay chưa mạnh, lực chân cũng yếu. |
Massage |
► Trẻ thích massage toàn thân. ► Trẻ không hợp tác, gồng người khi massage mặt. ► GV hướng dẫn PH vừa nghe nhạc, vừa thực hiện massage mặt với trẻ như trò chơi với lực nhẹ nhàng rồi tăng dần khi trẻ quen. ► PH không cần ép trẻ thực hiện hết các động tác massage trong cùng 1 lần, có thể chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 phút với 1 bộ phận trên cơ thể. |
Bài tập thở |
► Tuy đã lớn nhưng khi trẻ uống sữa vẫn dùng bình bú, trẻ lười uống bằng ly. ► Trẻ tập thổi với lông chim nhưng chưa hợp tác, tập thổi bong bóng xà phòng trẻ chỉ nhìn quan sát và chưa thực hiện thổi được. Vì trẻ chỉ thở ra mà không biết cách hít vào lấy hơi nên hơi thở của trẻ yếu. |
Trò chơi |
► Trẻ thực hiện đóng mở sách khá tốt, thích thú khi nhìn các con vật trong sách, trẻ chưa nhận biết được con vật. ► Trẻ hợp tác khi tháo đẩy thanh gỗ, nhưng không hợp tác khi phát âm. ► Trẻ xếp lego tương đối, lực tay của trẻ còn yếu nên lắp chưa chắc chắn, trẻ bước đi được và giữ thăng bằng khá tốt, nhưng vừa đi vừa khóc. ► Trẻ không thực hiện được hành động gắp, trẻ khóc nhiều. ► Lực tay trẻ kém nên chỉ bóp nhẹ được đất sét, không thực hiện được các hoạt động còn lại. |
Bài hát |
► Trẻ thích âm nhạc, chỉ lắng nghe, sau khi hướng dẫn trẻ đã vỗ tay được và đặt tay lên mặt. |
Bài thơ |
► Trẻ chưa học được bài thơ. |
Phụ huynh |
► PH quên thực hiện nhật ký cùng con. ► PH thực hiện khá tốt các bài tập. |
Buổi học số 37 - 40 (22, 25, 27, 29/04/2022)
Giao tiếp, ôm |
► Skinship của trẻ kém, trẻ khóc gồng người nhiều. |
Tập thể dục |
► Audio: Trẻ thích âm nhạc, trẻ đã bước chân được nhưng khó chịu và không chịu thực hiện. Trẻ thực hiện được động tác đập tay với người đối diện. ► Video: Trẻ chỉ quan sát video, không thực hiện theo động tác của bài. |
Tập thể dục với gymball |
► Trẻ thả lỏng và hợp tác khi thực hiện các động tác với gymball. ► Các động tác của trẻ thực hiện với lực tay chưa mạnh, lực chân cũng yếu. |
Massage |
► Trẻ thích massage toàn thân. ► Trẻ không hợp tác, gồng người khi massage mặt. ► GV hướng dẫn PH vừa nghe nhạc, vừa thực hiện massage mặt với trẻ như trò chơi với lực nhẹ nhàng rồi tăng dần khi trẻ quen. ► PH không cần ép trẻ thực hiện hết các động tác massage trong cùng 1 lần, có thể chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 phút với 1 bộ phận trên cơ thể. |
Bài tập thở |
► Tuy đã lớn nhưng khi trẻ uống sữa vẫn dùng bình bú, trẻ lười uống bằng ly. ► Trẻ tập thổi với lông chim nhưng chưa hợp tác, tập thổi bong bóng xà phòng trẻ chỉ nhìn quan sát và chưa thực hiện thổi được. Vì trẻ chỉ thở ra mà không biết cách hít vào lấy hơi nên hơi thở của trẻ yếu. |
Trò chơi |
► Trẻ thực hiện đóng mở sách khá tốt, thích thú khi nhìn các con vật trong sách, trẻ chưa nhận biết được con vật. ► Trẻ hợp tác khi tháo đẩy thanh gỗ, nhưng không hợp tác khi phát âm. ► Trẻ xếp lego tương đối, lực tay của trẻ còn yếu nên lắp chưa chắc chắn, trẻ bước đi được và giữ thăng bằng khá tốt, nhưng vừa đi vừa khóc. ► Trẻ không thực hiện được hành động gắp, trẻ khóc nhiều. ► Lực tay trẻ kém nên chỉ bóp nhẹ được đất sét, không thực hiện được các hoạt động còn lại. |
Bài hát |
► Trẻ thích âm nhạc, chỉ lắng nghe, sau khi hướng dẫn trẻ đã vỗ tay được và đặt tay lên mặt. |
Bài thơ |
► Trẻ chưa học được bài thơ. |
Phụ huynh |
► PH quên thực hiện nhật ký cùng con. ► PH thực hiện khá tốt các bài tập. |
Các buổi học tiếp theo
Đang cập nhật
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...