en ko vi

Case study tự kỷ, chậm nói - Ỉn

24/10/2022
Trẻ khóc nhiều, không hợp tác với cô giáo, không giao tiếp mắt và phát âm không rõ chữ.
Case study tự kỷ - Bôn
 

Kiểm tra, đánh giá đầu vào

- Trong những ngày đầu đến lớp, trẻ khóc nhiều, không hợp tác. 
- Trẻ có phát âm nhưng không nghe được rõ âm nào.
- Trẻ khóc to, giao tiếp mắt kém, chỉ nhìn đòi mẹ khi sợ, không nhìn cô, chỉ nhìn đồ chơi. 

Đánh giá

Trẻ có nhiều biểu hiện tự kỷ.

Họ tên trẻ L.A.D (Ỉn) Giới tính Nữ
Năm sinh 2019 
Cố vấn Tiến sĩ Choi Young Sook
(SGF Vietnam Korea)
Thời gian
đánh giá
12/2021

Đánh giá sự tiến bộ của Ỉn qua các buổi học

Buổi học số 1 - 3 (13, 29, 31/12/2022)

 

Nhận xét

Trong những ngày đầu đến lớp, trẻ khóc nhiều, không hợp tác. 
Cô chiều theo ý trẻ, cho trẻ chơi những thứ trẻ thích: bóng, đồ chơi gỗ, bong bóng xà phòng, cầu trượt,…. Bên cạnh đó, cô cùng trẻ nghe nhạc, nhảy theo cử điệu bài hát,…
Trẻ dần chơi cùng cô sau 3 buổi học nhưng phải có mẹ ngồi bên cạnh. Trẻ giảm dần thời gian khóc từ 2/3 buổi học xuống còn 1/3. 
Trẻ có phát âm nhưng không nghe được rõ âm nào. Trẻ khóc to, giao tiếp mắt kém, chỉ nhìn đòi mẹ khi sợ, không nhìn cô, chỉ nhìn đồ chơi. 

 

Buổi học số 4 - 7 (5, 10, 12, 14/01/2022)

Nhận xét

Trẻ có nhiều tiến bộ, không còn khóc nhiều trong các buổi học. Trẻ tự biết chỗ cất áo, khẩu trang, xếp giày khi đến lớp. Trẻ đã biết giúp cô vứt rác, lấy ghế, cất đồ chơi khi cô nói: bái bai, giúp cô cất đồ chơi nè. Trẻ vẫn bám mẹ nhiều, vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với GV.

Buổi học số 8 - 11 (18, 20, 21, 26/01/2022)

Nhận xét

Trẻ có nhiều tiến bộ, không còn khóc nhiều trong các buổi học. Trẻ tự biết chỗ cất áo, khẩu trang, xếp giày khi đến lớp. Trẻ đã biết giúp cô vứt rác, lấy ghế, cất đồ chơi khi cô nói: bái bai, giúp cô cất đồ chơi nè. Trẻ vẫn bám mẹ nhiều, vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với GV.

Buổi học số 12 - 19 (11-28/02/2022)

 

Nhận xét

Sau kì nghỉ Tết dài ngày (3 tuần vì mẹ cho trẻ nghỉ thêm 1 tuần), trẻ quay lại lớp với những biểu hiện như ngày đầu đến lớp: trẻ khóc bám mẹ, không nhớ cô, sợ khi vừa đến cổng, nói nhảm nhiều, tương tác mắt kém,...
Trẻ có nhiều thay đổi theo chiều hướng đi xuống, sợ những trò chơi lúc trước trẻ rất thích như: nhà nhún, cầu tuột,... Cô cho trẻ chơi xen kẽ trong các buổi học nhưng trẻ không muốn chơi, khóc và sợ. 
Trẻ hầu như quên các hoạt động tại lớp, chỉ nhớ vòng tay ạ cô, xin cô, vứt rác giúp cô nhưng trẻ không nhìn cô. Trẻ chơi xếp lego theo ý trẻ, biết để ý tới màu sắc khi xếp cao, không muốn làm theo hiệu lệnh cô nói. Trẻ leo trèo, tức giận, nghiến răng cào cô khi không theo ý trẻ. 
Giáo viên chỉ ra cho Phụ huynh biết tại sao trẻ lại có biểu hiện đi xuống nhiều như vậy. Bởi vì, PH ít massage, ôm chặt, không quan tâm trẻ nhiều trong đợt nghỉ Tết. PH nhận ra tầm quan trọng của việc quan sát, theo dõi, tích cực ôn các bài tập tại lớp cho trẻ dù có đi học hay không. 
Hiện, trẻ vẫn sợ lớp, chưa quen cô và khóc nhiều khi đến lớp.       
Giáo viên và Phụ Huynh cùng theo dõi sự phát triển của trẻ ở nhà và ở lớp về vận động, nhận thức, ngôn ngữ của trẻ để soạn Giáo Án thích hợp cho trẻ trong giai đoạn này. 

Buổi học số 20 - 24 (07, 09, 11, 14, 16/03/2022)

Nhận xét

Trẻ có nhiều tiến bộ, không còn khóc nhiều trong các buổi học. Trẻ tự biết chỗ cất áo, khẩu trang, xếp giày khi đến lớp. Trẻ đã biết giúp cô vứt rác, lấy ghế, cất đồ chơi khi cô nói: bái bai, giúp cô cất đồ chơi nè. Trẻ vẫn bám mẹ nhiều, vẫn chưa hoàn toàn cởi mở với GV.

Buổi học số 39-41 (09, 11, 13/05/2022)

Giao tiếp

► Skinship của trẻ kém, trẻ khóc gồng người nhiều như buổi học đầu.

► Trẻ không giao tiếp mắt, mắt nhắm lại hoặc nhìn chỗ khác, không nhìn các cô.

► Trẻ chưa thực hiện được các hoạt động như chào, vì trẻ không nhìn và chưa hiểu, trẻ chỉ ngồi và cởi giày và tất. 

► Trẻ sợ nhà nhún, không thực hiện các trò chơi đầu giờ được 

Tập thể dục

► Audio: Trẻ không hợp tác cùng cô, trẻ khóc và không thực hiện động tác.

► Video: Trẻ lắc lư theo nhạc, quan sát động tác nhưng không thực hiện, trẻ chỉ nhìn và nhảy tự do theo ý thích. Các động tác trong bài trẻ không hợp tác thực hiện theo.

Tập thể dục với gymball

► Trẻ nhún trên gymball tốt, lực chân mạnh.

► Thực hiện động tác mới kết hợp tay và chân, trẻ thực hiện khá tốt, hợp tác tốt, lực tay và chân tương đối mạnh. 

Massage

► Trẻ thích massage toàn thân. 

► Trẻ không hợp tác, gồng người khi massage mặt. 

► GV hướng dẫn PH vừa nghe nhạc, vừa thực hiện massage mặt với trẻ như trò chơi với lực nhẹ nhàng rồi tăng dần khi trẻ quen. 

► PH không cần ép trẻ thực hiện hết các động tác massage trong cùng 1 lần, có thể chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 phút với 1 bộ phận trên cơ thể. 

Bài tập thở

► Trẻ chỉ quen với bình bú, trẻ không hút bằng ống hút, không uống trực tiếp.

► Trẻ tập thổi với lông chim nhưng chưa hợp tác, tập thổi bong bóng xà phòng trẻ chỉ nhìn quan sát và chưa thực hiện thổi được. Vì trẻ chỉ thở ra mà không biết cách hít vào lấy hơi nên hơi thở của trẻ yếu.

Trò chơi

► Trẻ thực hiện bước đi và nhảy trên tấm xốp tốt.

► Lực tay của trẻ khá mạnh, trẻ tháo và lắp định nhựa khá tốt, trẻ nhìn tốt, biết xin.

► Thực hiện theo hiệu lệnh chưa thật tập trung.

► Trẻ chưa biết cắt trái cây nhựa, chỉ tách ra bằng tay.

► Thực hiện kéo và đẩy ống nhựa khá tốt, tập trung lâu.

► Nhận biết được các khối nhựa và tập trung bỏ đúng vị trí.

► Chưa hợp tác khi ném và lăn bóng.

► Trẻ chỉ xé đất sét ra nhỏ, chưa biết nặn và xoay tạo hình. 

Hát

► Trẻ không hợp tác, chỉ nghe được một chút rồi chạy lung tung, không thực hiện theo các cử điệu của bài hát. 

Thơ

► Trẻ không hợp tác lâu, chỉ thực hiện được hành động cho bò ăn cỏ. Trẻ nhận biết được đuôi bò, cùng thực hiện hoạt động bò khá tốt.

Phụ huynh

► PH biết cách thực hiện nhật ký, nhưng ít thực hiện cùng con tại nhà, PH không gửi hình ảnh cho GV.
► PH thực hiện khá tốt các bài tập.

Buổi học số 42-43 (16, 20/05/2022)

Giao tiếp

► Skinship của trẻ kém, trẻ khóc gồng người nhiều như buổi học đầu.

► Trẻ có giao tiếp mắt nhưng rất ít. 

► Trẻ chưa thực hiện được các hoạt động như chào, vì trẻ không nhìn và chưa hiểu, trẻ chỉ ngồi và cởi giày và tất. 

► Trẻ sợ nhà nhún, thích vòng nhựa, trẻ giữ vòng và lắc lư theo nhạc. 

Tập thể dục

► Audio: Trẻ không tập trung thực hiện, trẻ chỉ nhảy theo ý thích, và thời gian tập trung bài nhạc ngắn. 

► Video: Trẻ quan sát tốt, khi được yêu cầu nhảy như thỏ, trẻ nhảy được, tuy nhiên thời gian tập trung cũng rất ngắn. 

Tập thể dục với gymball

► Trẻ nhún trên gymball tốt, lực chân mạnh.

► Thực hiện động tác mới kết hợp tay và chân, trẻ thực hiện khá tốt, hợp tác tốt, lực tay và chân tương đối mạnh. 

Massage

► Trẻ thích massage toàn thân. 

► Trẻ không hợp tác, gồng người khi massage mặt. 

► GV hướng dẫn PH vừa nghe nhạc, vừa thực hiện massage mặt với trẻ như trò chơi với lực nhẹ nhàng rồi tăng dần khi trẻ quen. 

► PH không cần ép trẻ thực hiện hết các động tác massage trong cùng 1 lần, có thể chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 phút với 1 bộ phận trên cơ thể. 

Bài tập thở

► Trẻ không hợp tác khi thổi giấy, lông chim. Khi GV chuyển qua thổi bóng xà phòng, trẻ chỉ nhìn thích thú nhưng chưa thổi được. 

Trò chơi

► Trẻ khá tập trung khi thực hiện các hoạt động. 

► Lực tay của trẻ đủ mạnh để tạo tiếng kêu từ chuông, trẻ chạy, nhảy trên tấm cảm giác khá tốt. 

► Trẻ nhận biết được hầu hết các con vật, nhưng chỉ có một số con trẻ nói được tên gọi, khi được yêu cầu thì trẻ đã lấy đúng các con vật GV  gọi tên. Trẻ nhìn vào vật nhưng chưa nhìn GV khi thực hiện. 

Hát

► Trẻ lắng nghe, quan sát hình ảnh con mèo, trẻ tự nói được con mèo khi được hỏi con gì?

► Trẻ nhận biết con mèo qua hình ảnh thật, hình vẽ, trẻ nhận biết được bộ phận là đuôi mèo.  

Nhận biết tên

► Trẻ tập trung được 5 phút nhận biết tên người với câu hỏi: Ai? Ở đâu? 

Vd: Ai đây? Cô Dương đâu?

► Sau 5 buổi học, trẻ đã chỉ đúng ở đâu, vẫn chưa nhận biết tên các cô và trẻ. Trẻ vẫn đợi nhắc để nói tên.

Phụ huynh

► PH không chuyên cần trong việc học nhật ký cùng con tại nhà. GV đã nhắc nhở nhiều. 

► Phụ huynh chưa nắm được yêu cầu của GV.

► GV hướng dẫn lại cho PH các bước thực hiện. 

Các buổi học tiếp theo

Đang cập nhật

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây