en ko vi

Cảm giác tội lỗi của ba mẹ có con ADHD: Mẹo để vượt qua cảm giác này

06/05/2025
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tội lỗi vì con mình gặp khó khăn trong học tập hoặc có những thử thách về hành vi, bạn không hề đơn độc. Cảm giác tội lỗi và xấu hổ khi làm cha mẹ là điều rất phổ biến ở các gia đình có con học tập và tư duy khác biệt.

Mẹo giúp bố mẹ có con ADHD vượt qua cảm giác tội lỗi

Hiểu được lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy có thể giúp bạn buông bỏ cảm giác tội lỗi. Từ đó, bạn có thể thực hiện một số bước tích cực để cảm thấy khá hơn.

Cảm thấy rằng bạn đã “truyền” những thử thách này cho con mình

Các bậc cha mẹ và người chăm sóc thường trải qua cảm giác tội lỗi vì nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất khi con bạn có những khác biệt trong học tập và tư duy:

Cảm thấy rằng bạn đã bỏ lỡ những dấu hiệu đầu tiên

Bạn có thể lo lắng rằng mình đã không nhận ra những dấu hiệu sớm nhất trong khó khăn của con và không cho con được đánh giá sớm hơn.

Cảm thấy buồn vì ước gì con bạn không học tập và tư duy khác biệt

Đôi khi, bạn có thể coi những khó khăn của con là khó khăn của chính bạn. Bạn có thể tự hỏi: “Tại sao lại là mình?” hoặc “Tại sao lại là con mình?”

Cảm thấy như bạn là một người cha/mẹ tồi

Ngay cả khi bạn biết điều đó không đúng, bạn vẫn có thể cảm thấy rằng nếu bạn cố gắng hơn, con bạn sẽ không gặp khó khăn ở trường. Hoặc người khác có thể nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy việc nuôi dạy con là nguyên nhân gây ra vấn đề.

Cảm thấy xấu hổ vì những phản ứng của chính mình

Bạn có thể cảm thấy xấu hổ vì mình không kiên nhẫn, không tử tế hoặc không thấu cảm như mình nghĩ là nên có.

Cách vượt qua cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ

Những cảm xúc này là bình thường. Nhưng chúng không giúp ích gì – và không phản ánh đúng thực tế. Hiểu điều đó có thể giúp bạn gạt bỏ cảm giác tội lỗi và tiến về phía trước một cách tích cực. Dưới đây là một số mẹo hỗ trợ:

Biết rằng bạn không gây ra những khó khăn của con

Không ai có thể dự đoán liệu một đứa trẻ có gặp phải sự khác biệt trong học tập và tư duy hay không. Không có cách nào để ngăn chặn điều đó. Và những thử thách này không phải do “cách nuôi dạy con sai” gây ra.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Biết rằng bạn không đơn độc có thể giúp ích rất nhiều và ngăn bạn khỏi việc tự trách mình. Các gia đình khác có con gặp khó khăn tương tự có thể là nguồn lời khuyên và thông tin. Bạn cũng có thể chia sẻ với một số người thân, bạn bè để họ biết bạn cần gì và có thể giúp gì.

Đừng quên chăm sóc bản thân

Sẽ có những ngày tốt hơn những ngày khác. Hãy tìm ra các chiến lược giúp bạn đối phó trong những ngày khó khăn. Nhưng cũng hãy nhẹ nhàng với bản thân nếu các chiến lược đó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Quan trọng nhất, hãy có một kế hoạch để đối mặt với những tình huống dễ khiến bạn cảm thấy tội lỗi.

Cần ghi nhớ
 

Cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ là rất phổ biến, đặc biệt là khi con bạn đang gặp khó khăn.


Bạn không gây ra những thử thách và khó khăn của con.


Kết nối với những bậc cha mẹ khác có thể mang lại nhiều lợi ích – nó nhắc nhở bạn rằng bạn không đơn độc.

 

Nguồn tài liệu

Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "Parenting guilt: Tips to get past it  (understood.org)".

Nguồn tin: understood.org

Xem thêm các tin khác

Làm thế nào để tránh việc bảo bọc con quá mức

Làm thế nào để tránh việc bảo bọc con quá mức

[Câu chuyện] Khi các hình phạt không còn hiệu quả với con gái mắc ADHD, tôi đã thay đổi cách dạy con như sau

[Câu chuyện] Khi các hình phạt không còn hiệu quả với con gái mắc ADHD, tôi đã thay đổi cách dạy con như sau

Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích

Vì sao một số trẻ mắc ADHD lại rất được yêu thích

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây