Cách giúp bé phát triển ngôn ngữ từ sớm
► Bắt đầu nói chuyện với bé ngay từ khi mới sinh. Trẻ sơ sinh cũng có thể nghe được lời nói.
► Đáp lại tiếng gừ gừ hay lời bi bô của bé.
► Chơi với bé các trò đơn giản như ú òa.
► Lắng nghe bé. Nhìn bé khi con nói chuyện với bạn. Cho bé thời gian để trả lời bạn ( hãy đếm tới 5 hoặc 10 trước khi bạn phá vỡ sự im lặng).
► Khuyến khích bé kể truyện và chuyện trò với các bạn nhưng đừng tìm cách bắt bé phải nói.
► Đọc truyện cho bé nghe. Chọn sách phù hợp với lứa tuổi của con, nếu bé không thích nghe lời thoại thì giải thích các hình vẽ cho bé.
► Hát cho bé nghe, tốt nhất là trên nền nhạc. Việc học các bài hát mới giúp trẻ học thêm từ mới và sử dụng các kỹ năng ghi nhớ, nghe và thể hiện ý tưởng bằng từ ngữ.
► Mở rộng câu nói của bé, ví dụ bé nói “ô tô”, bạn có thể nói “Con muốn lấy ô tô!”.
► Nói chuyện thật nhiều với bé. Nói cho bé biết bạn đang làm gì trong khi làm các việc nhà.
► Tổ chức các buổi đi chơi, điều này giúp bạn có thêm thông tin thú vị để nói với con trước, trong và sau buổi đi chơi.
► Cho con xem các bức ảnh gia đình và giải thích về các bức ảnh đó.
► Trả lời con mỗi khi con nói, coi đó như phần thưởng cho việc con nói.
► Đặt câu hỏi: hãy đặt cho con thật nhiều câu hỏi.
► Dùng cử chỉ cùng với lời nói.
► Đừng sửa lỗi ngữ pháp của con. Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng câu có ngữ pháp đúng để minh họa.
► Chơi riêng với bé và nói về các đồ chơi hay trò chơi hai mẹ con đang chơi.
► Cho bé chơi với các bạn có khả năng ngôn ngữ nhỉnh hơn một chút.
Tác giả bài viết: BS. Trần Thu Thủy
Nguồn tin: Theo Bệnh viện Nhi TW
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...