Bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?
Trẻ mắc tự kỷ được can thiệp sớm trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển bình thường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%
ThS. BS Quách Thúy Minh - Nguyên trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết:Tự kỷ là một rối loạn của hệ thần kinh cho đến hiện nay chưa thể chữa khỏi. Tuy nhiên phát hiện sớm và can thiệp thích hợp có thể giúp trẻ phát triển được các chức năng ngôn ngữ, giao tiếp, thích ứng xã hội tốt hơn. Trẻ mắc tự kỷ được can thiệp sớm trước 2 tuổi sẽ có cơ hội phát triển bình thường và sự hòa nhập cộng đồng của trẻ lên đến 80%, sau 2 tuổi tỷ lệ này chỉ còn 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa.
Sự can thiệp của cha mẹ là một trong những biện pháp cải thiện bệnh tự kỷ của trẻ. Sự chăm sóc của cha mẹ có thể giảm được hành vi bất thường của trẻ tự kỷ cao hơn dùng thuốc. Vì vậy, muốn điều trị bệnh tự kỷ cho, gia đình bạn cần phải tin rằng tự kỷ hoàn toàn có thể chữa được. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian cho trẻ: Quan sát trẻ, chơi với trẻ, trang bị thêm các kiến thức về bệnh để có kỹ năng đối phó khi trẻ có những hành vi bất thường. Khi chăm sóc trẻ, cần chú ý một số yếu tố sau:
Xem xét lại chế độ ăn uống
Thực phẩm gây dị ứng và có gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh khiến trẻ gia tăng những hành vi lệch chuẩn. Vì vậy với trẻ tự kỷ nên hạn chế tối đa thực phẩm có gluten (lúa mỳ, lúa mạch và chế phẩm từ chúng; Các sản phẩm nhuộm màu) hoặc chọn loại đã qua chế biến loại bỏ gluten.
Môi trường phù hợp
Vì bộ não không thể xử lý chính xác những thông tin thu nhận được, nên trẻ tự kỷ có biểu hiện bất thường. Ví dụ, với trẻ tự kỷ có thính giác quá nhạy cảm, nếu ở chỗ đông người sẽ thường la hét ầm ĩ. Vì vậy, bạn hãy tránh cho con những môi trường đã từng khiến trẻ có những biểu hiện bất thường.
Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh
Trẻ tự kỷ tư duy bằng hình ảnh rất tốt, chúng cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Trong khi đó, trẻ khó tiếp nhận hay hình dung những khái niệm trừu tượng. Vì vậy khi bạn dạy con, bạn hãy chuyển những khái niệm đó thành những đồ vật có thể sờ, nắm, tiếp xúc được.
Nguồn tin: ThS. BS Quách Thúy Minh - Bệnh viện nhi TW
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...