Bài tập cho cơ miệng giúp trẻ tự kỷ học nói
Bài tập môi
-
Chuyển từ hôn, cười
-
Đẩy lưỡi ở bốn góc
-
Phùng má và giữ trong vài giây
-
Bật âm /p/ thật mạnh
-
Hôn kiểu con cá nhiều lần
-
Dùng ống hút nhựa thổi các vật nhẹ đi
-
Thổi bong bóng
-
Thổi tắt nến
-
Ngậm thẻ
-
Làm tiếng ngựa kêu
-
Massage cơ miệng bằng ngón tay, massage rung hoặc dùng đá chườm để massage
-
Với các trẻ lớn hơn: thực hành hành động cười và hôn dùng tay ấn tạo áp lực để trẻ cần dùng lực nhiều hơn để thực hiện hành động này
Bài tập lưỡi
-
Chạm lưỡi ở bốn góc miệng
-
Đưa lưỡi khỏi miệng và lè lưỡi thật căng
-
Liếm môi
-
Ấn lưỡi đẩy lại chiếc thìa
-
Trò chơi: liếm kẹo (kẹo hình các con vật đáng yêu)
Tác dụng của các bài tập này
- Một số âm khó phát âm trong khi một số trẻ bị vấn đề cơ miệng yếu khiến cho trẻ khó khăn trong giao tiếp.
- Mỗi âm có một vùng phát âm riêng. Vì vậy khi luyện đến âm nào thì luyện tập cơ miệng ở vùng phát âm đó ( ví dụ: khi luyện âm b là âm hai môi, cần luyện cơ môi
- Một số dạng khuyết tật khiến trẻ bị yếu cơ miệng ( như down, bại não) nên việc luyện tập cơ miệng là rất tốt không chỉ cho vấn đề phát âm mà còn cả trong việc kiểm soát dớt dãi hoặc những khó khăn trong nhai nuốt của trẻ.
- Những bài tập này không phù hợp với trẻ quá nhỏ hoặc khuyết tật quá nặng.
Cách luyện tập cơ miệng cho trẻ
- Biến các bài luyện tập như các trò chơi vui nhộn: thổi bóng nhựa bằng ống hút, thổi bong bóng xà phòng, thổi bong bóng nước trong cốc bằng ống hút
- Sử dụng các hình vẽ hoạt hình thể hiện các động tác luyện tập cơ miệng.
- Trước khi bắt đầu luyện tập nên massage cơ miệng trước.
Nguồn tin: morningstarcenter.net
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...