ADHD và rối loạn ăn uống
Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn thông tin về mối liên quan giữa ADHD và rối loạn ăn uống.
ADHD và rối loạn ăn uống vô độ
Có một vài loại rối loạn ăn uống, bao gồm chán ăn (anorexia), cuồng ăn ói (bulimia) và rối loạn ăn uống vô độ (BED).Trong số đó, BED là tình trạng thường gặp nhất và có mối liên quan chặt chẽ với ADHD.
Khoảng 3,5% phụ nữ và 2% đàn ông ở Mỹ mắc BED, và ước tính 30% trong số đó cũng mắc ADHD. Các nhà nghiên cứu tin rằng các triệu chứng của ADHD như hành động thiếu suy nghĩ và không chú ý đóng một vai trò nhất định ảnh hưởng đến việc ăn uống của người mắc ADHD.
Những người mắc BED thường ăn một lượng lớn thức ăn nhanh chóng, ngay cả khi đã no. Không giống như chứng cuồng ăn ói, họ không cố gắng loại bỏ thức ăn bằng cách nôn mửa hoặc tập thể dục quá sức. Tuy nhiên, họ thường cảm thấy xấu hổ sau đó. (Điều quan trọng cần lưu ý là béo phì thường đi kèm với cả ADHD và BED).
Các chuyên gia tin rằng những người mắc ADHD có thể ăn quá nhiều để thỏa mãn nhu cầu kích thích của não. Ngoài ra,các vấn đề về lập kế hoạch (planning) và kiểm soát bản thân (self-control) do ADHD gây ra cũng có thể khiến việc ăn uống lành mạnh trở nên khó khăn.
Việc thiếu chú ý (Inattention) cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng. Người mắc ADHD có thể không nhận thức hoặc không tập trung vào thói quen ăn uống của mình. Ví dụ, họ có thể không nhận ra khi mình đói vào ban ngày, và sau đó ăn quá nhiều vào bữa sau. Họ cũng có thể không chú ý đến việc mình đã no và cứ tiếp tục ăn.
Có thể có một sự di truyền về gen ở chứng rối loạn ăn uống vô độCác nhà nghiên cứu đã xác định được một vài mã gen chung ở những người mắc ADHD, BED và béo phì. Những mã gen này liên quan đến việc truyền tải một chất hóa học trong não gọi là dopamine. Ở những người mắc ADHD, quá trình truyền tải dopamine này không hiệu quả. |
ADHD, cuồng ăn ói và chán ăn
Mối liên quan trực tiếp giữa cuồng ăn ói và ADHD không mạnh bằng mối liên quan giữa ăn uống vô độ và ADHD. Tuy nhiên, ăn uống vô độ cũng có thể là một phần của chứng rối loạn ăn uống này. Vì vậy, không hiếm gặp những người mắc cả ADHD và cuồng ăn ói.
Đối với chứng chán ăn, các nghiên cứu không cho thấy mối liên quan với ADHD. Bản chất của hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau. Người mắc ADHD thường hành động bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Người mắc chán ăn lại có tính cưỡng bách (compulsive). Họ hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể thay vì ăn quá nhiều.
Lo lắng, trầm cảm và rối loạn ăn uống
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến rối loạn ăn uống. Hai trong số các vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, lo lắng và trầm cảm, thường đi kèm với ADHD. Người mắc ADHD có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống thậm chí còn cao hơn nếu họ cũng mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
Điều trị ADHD, rối loạn ăn uống và các vấn đề về sức khoẻ tâm thần
ADHD, rối loạn ăn uống và các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu cần được điều trị riêng biệt. Nhưng việc áp dụng đồng thời nhiều liệu pháp vẫn sẽ tốt hơn khi chỉ dùng một liệu trình duy nhất
Ví dụ, thuốc kích thích thần kinh điều trị ADHD có thể giúp ích cho việc ăn uống vô độ. Nó có thể cải thiện khả năng kiểm soát bản thân và cũng có tác dụng phụ là giảm cảm giác thèm ăn.
Trị liệu là phương pháp điều trị chính cho các rối loạn ăn uống và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác. Nó cũng có thể giúp điều trị ADHD. Phương pháp trị liệu phổ biến là liệu pháp hành vi nhận thức CBT (Cognitive Behavioral Therapy). Một loại khác được gọi là liệu pháp hành vi biện chứng DBT (Dialectical Behaior Therapy).
Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp cho từng tình trạngCha mẹ có thể bắt đầu bằng cách nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe thể chất và chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Người lớn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần của mỗi người. |
Những điều quan trọng cần ghi nhớ
► Các nghiên cứu không cho thấy mối liên quan giữa chán ăn (anorexia) và ADHD. Tuy nhiên, có mối liên quan giữa ADHD, rối loạn ăn uống vô độ (BED) và cuồng ăn ói (bulimia).
► Người mắc ADHD có thể ăn quá nhiều để thỏa mãn nhu cầu kích thích của não.
► Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp cho các tình trạng này.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and eating disorders (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...