ADHD và cơn giận
Người mắc ADHD có xu hướng cảm nhận cảm xúc mãnh liệt hơn người khác. Đồng thời, họ thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát những cảm xúc đó. Họ cũng có thể gặp rắc rối trong việc duy trì sự tỉnh táo, nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể. Đây đều là những biểu hiện của ADHD.
Đối với người mắc ADHD, những vấn đề nhỏ nhặt cũng có thể châm ngòi cho cơn tức giận bùng phát. Trẻ em có thể nổi cáu với anh chị em vì lấy mất đồ chơi. Người lớn có thể quát tháo đồng nghiệp vì họ làm thất lạc thứ gì đó. Cơn giận có thể kéo dài một lúc lâu.
Người mắc ADHD không muốn phản ứng thái quá và mất bình tĩnh. Thực tế, họ thường cảm thấy rất tồi tệ về điều họ làm sau đó. Họ cần phát triển các kỹ năng để kiềm chế cơn giận của mình.
Kiểm soát bản thân là một phần của nhóm kỹ năng được gọi là chức năng điều hành. Người mắc ADHD thường gặp khó khăn với những kỹ năng này. Nhiều trẻ em mắc ADHD phát triển khả năng tự kiểm soát tốt hơn khi lớn lên. Nhưng một số người vẫn tiếp tục vật lộn với cơn giận cho đến tuổi trưởng thành. Với sự luyện tập, người mắc ADHD có thể học được những kỹ năng để kiểm soát cơn giận.
Những rối loạn khác khiến người mắc ADHD dễ nổi giận hơn
ADHD và lo âu thường đi kèm với nhau. Khi lo lắng, mọi người đã trở nên dễ xúc động và căng thẳng. Chỉ cần một chút tác động là những cảm xúc đó có thể chuyển thành cơn giận.
ADHD có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác cũng có thể dẫn đến phản ứng tức giận. Chúng bao gồm chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional defiant disorder hay còn được viết tắt là ODD) và trầm cảm.
Người mắc ADHD cũng có thể có những rối loạn học tập chưa được chẩn đoán. Những thách thức đó có thể gây thêm căng thẳng và khiến người mắc ADHD dễ nổi giận hơn những người bình thường khác.
Người mắc ADHD gặp vấn đề với thuốc điều trị dễ cáu gắt hơn
Thuốc điều trị ADHD có thể rất hiệu quả trong việc giúp đỡ những người gặp khó khăn trong việc kiểm soát bản thân. Thuốc có thể giúp họ giảm bớt cáu gắt và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Tuy nhiên, thuốc không phải là giải pháp cho tất cả mọi người. Đôi khi, thuốc thậm chí có thể khiến họ dễ cáu gắt hơn.
Nếu điều đó xảy ra, việc thông báo với bác sĩ kê đơn thuốc là rất quan trọng. Liều lượng thuốc điều trị ADHD thường cần được điều chỉnh để thuốc có tác dụng tốt nhất.
Chiến lược kiểm soát cơn giận cho người mắc ADHD
Bước đầu tiên trong việc kiểm soát cơn giận một cách hiệu quả là quan sát và nhận biết thời điểm các cơn giận bùng phát xảy ra và tìm ra những mô thức lặp lại trong hành vi của bản thân. Khi đã thấy rõ những mô thức này, bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật nhỏ để kiểm soát hành vi tại thời điểm cơn giận bùng phát như hít thở sâu, đếm... hoặc bạn có thể chia sẻ thông tin đó với những người có thể giúp đỡ, bao gồm:
► Thành viên gia đình
► Giáo viên
► Chuyên gia y tế
► Đồng nghiệp
Bằng cách chia sẻ những thông tin này, bạn có thể xây dựng một hệ thống hỗ trợ để nhận biết và quản lý cơn giận hiệu quả hơn.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and anger (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
Tại sao một số trẻ ADHD thích làm trò trong lớp học?
Luôn có những đứa trẻ ở trường hay thích làm trò và muốn trở thành trung tâm của...
ADHD và chứng tè dầm
Trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn còn tè dầm khiến bố mẹ lo lắng. Trên thực tế,...
Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao...