en ko vi

Tự kỷ thoái lui là gì? Tự kỷ thoái lui có chữa được không?

13/11/2024
Trẻ từng nói cười, tương tác xã hội tốt, nhưng đột nhiên trở nên lầm lì, ít giao tiếp. Đó có thể là dấu hiệu của tự kỷ thoái lui. Căn bệnh này đang gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cùng tìm hiểu tự kỷ thoái lui là gì qua bài viết dưới đây.
tự kỷ thoái lui
 

Tự kỷ thoái lui là một dạng rối loạn phát triển, trong đó trẻ nhỏ sau một giai đoạn phát triển bình thường lại mất đi những kỹ năng đã học được, đặc biệt là khả năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về tự kỷ thoái lui là gì qua bài viết dưới đây.

Tự kỷ thoái lui là gì?

Tự kỷ thoái lui, còn được gọi là hội chứng Heller, tự kỷ thoái triển, hoặc tự kỷ có hồi quy, là một dạng rối loạn tâm lý ở trẻ em hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Trẻ mắc chứng tự kỷ thoái lui thường khởi phát muộn, ban đầu phát triển bình thường trong những năm đầu đời nhưng dần mất đi những kỹ năng quan trọng mà không có nguyên nhân rõ ràng. Sự thay đổi này có thể khiến phụ huynh lo lắng.

Tự kỷ thoái lui thường xuất hiện ở trẻ từ 15 đến 30 tháng tuổi, với các triệu chứng có thể phát triển đột ngột hoặc từ từ theo thời gian. Theo thống kê, khoảng 20 - 50% các trường hợp tự kỷ rơi vào dạng tự kỷ thoái lui, khiến trẻ mất dần kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, ánh mắt và cử chỉ. Một số trẻ có thể cố gắng giữ lại hoặc khôi phục các kỹ năng đã mất nhưng không thành công.

Nghiên cứu cho thấy, tự kỷ thoái lui thuộc nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa (PDDs), có mối liên hệ chặt chẽ với rối loạn tự kỷ. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng vì nó khiến trẻ phát triển thụt lùi, thường khởi phát ở trẻ khỏe mạnh từ 2 đến 10 tuổi, mà không có dấu hiệu bất thường về thể chất hay tinh thần trước đó.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ thoái lui

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ thoái lui là gì là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bệnh có thể diễn biến khác nhau ở mỗi trẻ, nhưng thường xảy ra những thay đổi rõ rệt trong hành vi và kỹ năng. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

Suy giảm ngôn ngữ: Trẻ từng nói rất nhiều nhưng khi đến độ tuổi 2-3, bắt đầu ít nói hơn hoặc hoàn toàn mất khả năng giao tiếp. Trẻ không còn trò chuyện hay tương tác như trước đây.

Thờ ơ với môi trường xung quanh: Trẻ không quan tâm hoặc phản ứng chậm với các âm thanh, tiếng động. Trẻ có thể trở nên lơ là, không phản ứng khi được gọi tên.

Hạn chế về sở thích: Trẻ chỉ tập trung vào một số đồ vật hoặc hoạt động cụ thể, không có sự quan tâm khác nhau. Những sở thích này thường là các hoạt động lặp đi lặp lại.

Nhạy cảm quá mức: Trẻ có thể phản ứng mạnh mẽ với những âm thanh, tiếng động lạ hoặc một số thay đổi trong môi trường, dẫn đến sự kích động hoặc hoảng sợ quá mức.

Thiếu giao tiếp bằng cử chỉ phi ngôn ngữ: Trẻ không sử dụng ánh mắt, cử chỉ tay chân như vẫy tay, gật đầu hay lắc đầu để giao tiếp với người khác. 

Giảm khả năng tập trung: Trẻ khó tập trung vào các hoạt động và thường mất chú ý một cách nhanh chóng.

Hành vi rập khuôn, lặp đi lặp lại: Trẻ có xu hướng thực hiện những hành vi lặp đi lặp lại, như đi nhón gót, xoay tròn, lắc lư người, vỗ tay hoặc đếm ngón tay. Những hành vi này thường không có mục đích rõ ràng nhưng trẻ thực hiện một cách liên tục.

Dựa vào số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ trai mắc chứng tự kỷ thoái lui cao gấp 8 lần so với trẻ gái, và cứ trong khoảng 100.000 trẻ em thì có 1 trẻ mắc phải chứng rối loạn phát triển nguy hiểm này. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ thoái lui là yếu tố quan trọng để can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Bệnh tự kỷ thoái lui có chữa được không?

Hiện nay, tự kỷ thoái lui vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc can thiệp sớm và áp dụng các phương pháp trị liệu phù hợp có thể giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của trẻ và khả năng hòa nhập xã hội. 

Các giải pháp dạy trẻ tự kỷ thường bao gồm:

Trị liệu hành vi: Áp dụng các chương trình như phân tích hành vi ứng dụng (ABA), giúp trẻ học cách điều chỉnh hành vi và phát triển các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ thông qua những phương pháp có hệ thống.

Trị liệu ngôn ngữ: Hỗ trợ trẻ phục hồi hoặc phát triển khả năng giao tiếp, giúp trẻ cải thiện ngôn ngữ, học cách diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc.

Trị liệu vận động: Giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, tập trung vào những hành động cơ bản như đi đứng, cầm nắm, và các hoạt động thể chất khác.

Can thiệp giáo dục: Trẻ tự kỷ thoái lui thường cần được tham gia vào các chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế riêng cho nhu cầu của trẻ. Các chuyên gia giáo dục và tâm lý học sẽ hỗ trợ trẻ trong việc học tập, phát triển kỹ năng xã hội và cá nhân.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về tự kỷ thoái lui là gì và hiểu rõ hơn về những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này. Mặc dù hiện tại chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với sự hỗ trợ từ các liệu pháp điều trị và sự kiên trì từ gia đình, trẻ vẫn có thể vượt qua những khó khăn do tình trạng này gây ra.

Nguồn tin: nhathuoclongchau.com

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây