en ko vi

Trẻ tự kỷ hay cắn: Nguyên nhân và cách giúp trẻ điều chỉnh

16/11/2024
Trẻ tự kỷ thường biểu hiện nhiều hành vi khác thường, trong đó hành vi cắn là một trong những vấn đề phổ biến ở nhiều trẻ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Cắn có thể xuất phát từ việc trẻ không biết cách thể hiện cảm xúc hoặc khó khăn trong việc giao tiếp.
tre tu ky hay can
 

Trẻ mắc chứng tự kỷ thường không thể nhận biết qua ngoại hình mà được chẩn đoán chủ yếu dựa trên hành vi và khả năng giao tiếp. Phần lớn các trường hợp được phát hiện khi trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 6. Theo các chuyên gia, ngoài những biểu hiện chung, mỗi trẻ tự kỷ đều có những đặc điểm riêng biệt, trẻ tự kỷ hay cắn là một trong số đó.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ hay cắn

► Trẻ tự kỷ thường có hành vi như: Cào, cấu, đánh đấm, hoặc cắn vào người khác để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Nguyên nhân có thể bao gồm:

► Giảm kích thích và căng thẳng: Trẻ dùng hành vi cắn để giảm bớt cảm giác quá tải hoặc căng thẳng khi phải đối mặt với cảm xúc tiêu cực.

► Biểu hiện sự buồn chán: Trẻ tự kỷ hay cắn có thể là cách trẻ phản ứng với sự buồn chán, thay vì thể hiện nhu cầu bằng lời nói.

► Khó chịu về giác quan: Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ đặc biệt là vị giác hay xúc giác, có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong miệng và sử dụng hành vi cắn để giải tỏa.

 Muốn thu hút sự chú ý: Trẻ có thể cắn cha mẹ hoặc người chăm sóc để thu hút sự chú ý khi không thể thể hiện nhu cầu qua ngôn ngữ.

► Thất vọng vì không thể bày tỏ: Cắn đôi khi xuất phát từ sự bức bối, thất vọng khi trẻ gặp khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu.

► Phát tiết cảm xúc trong vô thức: Hành vi cắn ở trẻ tự kỷ đôi khi diễn ra một cách vô thức, giống như những thói quen vô thức của người lớn khi căng thẳng, chẳng hạn như: Gõ ngón tay, bóp chặt tay,...

Hành vi cắn của trẻ tự kỷ là cách trẻ điều chỉnh cảm xúc, nhưng nếu không được kiểm soát, nó có thể gây hại cho cả bản thân trẻ và những người xung quanh.

Cha mẹ nên làm gì với trẻ tự kỷ hay cắn?

Trẻ tự kỷ hay cắn cho thấy trẻ đang gặp nhiều căng thẳng và muốn giải tỏa. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên mà không được can thiệp, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ và dẫn đến hành vi tự tổn hại. Dưới đây là cách cha mẹ có thể xử lý khi đối mặt với tình huống này:

► Giữ bình tĩnh: Điều quan trọng là cha mẹ cần giữ bình tĩnh, mặc dù đây không phải là một việc dễ dàng. Phản ứng đúng mực giúp trẻ nhận thức được hành vi sai và điều chỉnh, thay vì khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Phản ứng mạnh mẽ sẽ chỉ làm gia tăng hành vi cắn ở trẻ.

► Tìm hiểu nguyên nhân: Trẻ có thể cắn do cảm giác quá tải từ giác quan, cảm xúc bất ổn, nhu cầu không được đáp ứng, hoặc do tác động bên ngoài. Việc tìm hiểu nguyên nhân giúp cha mẹ giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

► Tách trẻ khỏi người bị cắn: Khi trẻ cắn người khác, cần ngay lập tức tách trẻ ra để tránh gây thêm thương tổn. Sau đó, hãy giúp trẻ bình tĩnh bằng cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn, tránh bạo lực hoặc la mắng.

► Theo dõi và ghi lại hành vi: Cha mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng hành vi cắn của trẻ bao gồm: Thời gian, cách thức và lý do. Điều này cung cấp dữ liệu quan trọng để áp dụng các phương pháp như ABA (Phân tích hành vi ứng dụng) nhằm ngăn chặn hành vi cắn trong tương lai.

Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc trung tâm can thiệp cho trẻ tự kỷ. Tại đây, trẻ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các thầy cô được đào tạo chuyên sâu về hành vi của trẻ tự kỷ. Cha mẹ cũng sẽ được hướng dẫn cách giúp trẻ điều chỉnh hành vi tại nhà một cách hiệu quả.

Cách điều chỉnh hành vi ở trẻ tự kỷ hay cắn tại nhà

Cha mẹ có thể giúp trẻ tự kỷ điều chỉnh hành vi cắn tại nhà để ngăn ngừa trẻ tự làm tổn thương bản thân hoặc người khác thông qua các biện pháp sau:

► Khi thấy trẻ có dấu hiệu muốn cắn, cha mẹ có thể nhanh chóng đánh lạc hướng trẻ bằng cách giới thiệu một hoạt động khác. Hãy thu hút sự chú ý của trẻ bằng món đồ chơi yêu thích, một món ăn, hoặc chuyển hướng trẻ sang một hành vi tích cực để ngăn chặn hành vi cắn.

► Hành vi cắn có thể xuất phát từ căng thẳng và bức bối mà trẻ không thể diễn đạt bằng lời. Trong những tình huống này, cha mẹ nên chú ý vỗ về, động viên trẻ, giúp trẻ giải phóng cảm xúc thông qua các hoạt động an toàn và lành mạnh, thay vì cắn người hoặc đồ vật.

► Nếu hành vi cắn xuất phát từ sự tức giận hoặc nhu cầu không được đáp ứng, cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức rằng cắn là hành vi không phù hợp. Tăng cường giao tiếp với trẻ, khuyến khích trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ và giao tiếp sẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc và nhu cầu một cách hiệu quả hơn.

► Khi trẻ có hành vi cắn, cha mẹ cần ngay lập tức phản ứng. Điều quan trọng là phải tỏ thái độ cứng rắn và nghiêm túc, nhưng không được khiến trẻ sợ hãi hoặc cảm thấy bị bạo lực. Trẻ cần hiểu rằng hành vi cắn là sai và cần được điều chỉnh ngay.

► Hành vi cắn của trẻ tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất mà còn gây cản trở đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc kết bạn, tham gia các hoạt động chung, và đối mặt với rủi ro nếu cắn phải vật lạ, do đó cha mẹ cần có hướng can thiệp giúp đỡ trẻ càng sớm càng tốt.

Với sự hỗ trợ từ gia đình, chuyên gia và môi trường phù hợp, trẻ tự kỷ hay cắn có thể dần học cách kiểm soát hành vi này. Điều quan trọng là phụ huynh hãy cố gắng kiên nhẫn, yêu thương và tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng. Mỗi bước tiến dù nhỏ cũng là một thành công trong hành trình chăm sóc và phát triển của trẻ tự kỷ.

Nguồn tin: nhathuoclongchau.com

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây