Tận dụng giấy báo tổ chức các trò chơi cho trẻ tự kỷ (phần 2)
Tham khảo: Tận dụng giấy báo tổ chức các trò chơi cho trẻ tự kỷ (phần 1)
Hoạt động 12:
Trò chơi bowling bằng báo
Tác dụng
► Trò này rất tốt cho việc cải thiện sự tập trung vì một chai nhựa chỉ bị đổ bóng nèm chính xác.
► Âm thanh và hình dáng của chai nhựa rơi khi thành công làm giảm căng thẳng của trẻ.
Cách chơi
► Dựng nhiều chai nhựa rỗng xếp thẳng hàng
► Lăn một quả bóng báo để làm đổ chai
► Đếm số chai bị đổ
► Tùy vào độ tuổi của trẻ mà sử dụng chai có kích thước và trọng lượng phù hợp.
Hoạt động 13:
Gấp máy bay báo
Tác dụng
► Để máy bay giấy bay được cần sự phối hợp giữa mắt và tay
► Trẻ có thể học các khái niệm về khoảng cách, lực và chiều cao một cách tự nhiên.
Cách chơi
► Dùng giấy báo gấp máy bay (Nếu khó gấp, cô giáo hoặc phụ huynh gấp cho bé)
► Cầm máy bay và ném lên lên cao, ra xa
► Cùng nhau chơi xem máy bay của ai bay xa nhất.
Hoạt động 14:
Kính thiên văn bằng báo
Tác dụng:
► Ngắm nhìn thế giới qua một lỗ tròn nhỏ mang lại niềm vui cho bé.
► Phát triển khả năng quan sát sự vật.
► Bé có thể được khuyến khích sử dụng trí tưởng tượng của mình sáng tạo ra một câu chuyện bằng cách đề cập đến những điều bé đã quan sát được.
Cách chơi
► Cuộn giấy báo lại và dán băng dính tạo thành kính thiên văn.
► Đầu tiên, giáo viên hoặc mẹ hãy nhìn qua kính thiên văn trước và nói, "Chà, trông đẹp quá!"
► Bày trẻ cách nhìn các vật thể qua kính thiên văn báo.
► Giúp trẻ diễn đạt những điều trẻ đã thấy bằng ngôn ngữ.
Hoạt động 15:
Chơi Nanta với báo
Tác dụng
► Báo có thể dùng để tạo âm thanh
► Bạn có thể trình diễn cho bé bắt chước theo
► Bé có thể phát triển khả năng âm nhạc khi chơi theo nhiều nhịp điệu khác nhau.
► Bé có thể thấy sự khác biệt về âm thanh.
Cách chơi
► Cuộn các tờ báo có độ dài và độ dày khác nhau và dán chúng bằng băng dính.
► Lắng nghe sự khác biệt âm thanh bằng cách dùng que báo gõ vào sàn nhà.
► Thử tạo ra âm thanh theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như chậm, nhanh, mạnh và mềm.
► Giúp trẻ diễn đạt những điều trẻ đã thấy bằng ngôn ngữ.
Hoạt động 16:
Điện thoại bằng báo
Tác dụng
► Bé có thể cảm thấy thú vị khi trò chuyện mà không cần nhìn vào mặt người kia.
► Bé có thể tập trung lắng nghe giọng nói của người kia.
Cách chơi
► Cuộn tờ báo lại để tạo thành một chiếc ống dài.
► Bạn có thể làm 10 ống báo ngắn rồi nối lại bằng băng keo.
► Cùng bé chơi trò chơi điện thoại với cái ống báo mới được làm.
► Dần dần bắt đầu chơi trò gọi điện mà không cần nhìn vào người đối diện.
► Hỏi con bạn thích gì trong những ngày này, thói quen hàng ngày là gì, v.v.
Hoạt động 17:
Xe trượt báo
Tác dụng
► Cho trẻ biết cảm giác thăng bằng và cân bằng
► Trẻ tìm hiểu các khái niệm nhanh chậm, đường thẳng, đường cong và cảm nhận cách cơ thể phản ứng với tốc độ bị kéo.
Cách chơi
► Cuộn giấy báo lại tạo thành 2 que dài
► Cho trẻ ngồi xếp bằng trên sàn và dùng hai tay giữ hai đầu que báo.
► Người mẹ quay mặt đối diện trẻ và nắm hai đầu tờ báo.
► Di chuyển chậm hoặc nhanh như xe trượt tuyết sử dụng lực ma sát trong phòng khách
► Nếu bạn cố tình kéo trẻ ngã sẽ vui hơn.
Hoạt động 18:
Nhảy qua que báo
Tác dụng
► Trẻ có thể nhảy qua que báo bằng cách phối hợp giữa mắt và chân.
► Trẻ có thể phát triển khả năng nhận thức thời gian trong khi tính toán thời gian nhảy.
Cách chơi
► Cuộn giấy báo lại, dùng băng dính cố định lại thành que báo.
► Đặt que báo gần sàn nhà để bé có thể nhảy qua.
► Tăng dần chiều cao của thanh báo so với sàn nhà.
► Bé có thể nhảy qua thanh báo bằng nhiều cách như nhảy từng bước qua hay nhảy qua bằng cả hai chân.
Hoạt động 19:
Chơi bóng chày báo
Tác dụng
► Đánh một quả bóng làm bằng giấy báo hết sức có thể để giải phóng năng lượng và giảm bớt căng thẳng.
► Bé có thể cảm nhận được niềm vui khi đánh bóng bằng sự tập trung thị giác.
► Bé có thể học trình tự và các khái niệm bằng cách chơi cùng với bố mẹ, khi mọi người thay phiên nhau ném và đánh bóng.
Cách chơi
► Làm một quả bóng chày từ giấy báo
► Làm một cây gậy bóng chày từ một chai nhựa rỗng.
► Đặt một quả bóng chày bằng giấy báo vào trong tất và treo lên, rồi để trẻ đánh quả bóng bằng một cây gậy bằng chai nhựa.
► Khi bé đã quen với việc đánh bóng, hãy ném bóng từ từ cho bé đánh.
Hoạt động 20:
Ném một vòng báo vào chai nhựa
Tác dụng
► Tăng khả năng tập trung của bé
► Bé sẽ học được tư thế để ném thành công bằng cách di chuyển cơ thể của mình.
► Phát triển một cách tự nhiên cảm giác cân bằng và khả năng kiểm soát quyền lực
► Đứa trẻ tự học tư thế để treo được vòng dây vào chai nhựa.
Cách chơi
► Xoắn báo lại thành dây.
► Dùng băng dính gắn các dây báo xoắn lại tạo thành vòng tròn.
► Cho bé tập ném vòng
► Đặt chai nhựa thẳng đứng và cho bé ném vòng lọt thành chai.
► Lúc đầu, để bé ném ở khoảng cách gần, sau đó tăng dần khoảng cách với chai.
► Ai ném được nhiều vòng thành công hơn sẽ là người chiến thắng.
Hoạt động 21:
Giữ thăng bằng trên đường báo
Tác dụng
► Tăng khả năng kiểm soát cơ thể của bé
► Được trải nghiệm vui chơi và giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội.
Cách chơi
► Xoắn tờ báo cuộn lại và dùng băng dính để cố định tạo thành thanh báo.
► Nối các thanh báo lại với nhau thành đường dài.
► Uốn đường dài thành nhiều kiểu con đường khác nhau.
► Có thể tạo hình đường thẳng, đường cong, đường zíc zắc.
► Đứng dang rộng hai tay và thử đi bộ trên đường báo.
► Ban đầu, hãy nắm tay trẻ và dìu trẻ đi từng bước.
► Sau đó cô giáo đi trước để trẻ bắt chước đi theo giữ thăng bằng.
► Cho trẻ tự đi trên đường báo và khuyến khích trẻ hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động 22:
Hóa thân thành người da đỏ với báo
Tác dụng
► Cải thiện khả năng kiểm soát các nhóm cơ nhỏ
► Bằng cách bắt chước người da đỏ, hình thành sự gắn bó với người chơi cùng.
Cách chơi
► Xé tờ báo thành từng dải dài.
► Gắn tờ báo đã xé vào sợi dây.
► Buộc sợi dây báo quanh eo làm thành một chiếc váy
► Buộc vòng báo vào cổ tay
► Bắt tay với bé và giả vờ là người da đỏ
*Hình ảnh: Internet
Nguồn tin: sgf.org.vn
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...