en ko vi

Tác dụng kỳ diệu của những cái ôm

08/12/2021
Hãy ôm trẻ mỗi ngày vài lần! Những cái ôm là điều tuyệt vời đối với mọi đứa trẻ. Khi bạn ôm trẻ, âu yếm trẻ, bạn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ và tạo ra sự giao tiếp thân mật. Đối với trẻ tự kỷ/ khuyết tật trí tuệ, cái ôm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao tiếp, phát triển kỹ năng xã hội và giảm xu hướng tự kỷ.
 

Tại sao những cái ôm lại quan trọng với trẻ như vậy?

Ôm ấp giúp trẻ chú ý đến cơ thể và cảm xúc của mình

Những đứa trẻ khi trong bụng mẹ sử dụng nguồn dinh dưỡng từ nước ối thông qua dây rốn. Sau đó, khi ra khỏi cơ thể mẹ, trẻ trải qua một sự thay đổi to lớn, đó là trẻ phải tự thở bằng mũi.

Quá trình mẹ chuyển dạ là một quá trình kỳ diệu. Khi mẹ chuyển dạ, việc rặn tạo áp lực để đẩy đứa trẻ ra khỏi bụng. Trẻ được cắt dây rốn, hệ miễn dịch của trẻ bắt đầu hoạt động mạnh mẽ, cho phép đứa trẻ thích nghi tốt với những thay đổi lớn từ môi trường và phát triển khỏe mạnh.

Tác dụng kỳ diệu của cái ôm


Điều này nghĩa là trẻ đã trải qua sự rung động và áp lực với toàn bộ cơ thể của mình ngay từ khi mới sinh ra (mẹ rặn tạo áp lực đẩy trẻ ra ngoài).

Khi ôm chặt trẻ vào lòng, trẻ cũng chịu áp lực từ sức của tay mẹ ôm trẻ và cũng có những rung động (trẻ thấy khó chịu khi bị ôm, trẻ gồng và chống lại hành động ôm). Điều này tương tự như khi ra khỏi bụng mẹ. Những áp lực và rung động này khiến trẻ chú ý nhiều hơn đến cơ thể và cảm xúc của mình. Đó là tác dụng của ôm ấp đối với trẻ.

Ôm ấp có tác dụng quan trọng đối với trẻ, vì hành động này giúp trẻ chú ý nhiều hơn đến cơ thể và cảm xúc của mình.

Người lớn chúng ta làm gì khi chúng ta mệt mỏi, khó chịu hay cảm thấy đau nhức xương khớp? Massage dường như là cách giải quyết nhanh nhất để chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Khi bạn massage cơ thể, tuần hoàn dường như được cải thiện, lưu thông máu tốt giúp bạn cảm thấy sảng khoái.

Đối với trẻ, trẻ mỗi ngày một cao thêm, các cơ quan trong cơ thể phát triển, tay chân dài ra. Phát triển cơ thể mỗi ngày không có nghĩa làm cơ thể thoải mái. Trẻ có thể cảm thấy hơi đau, cảm thấy khó chịu và có một số cơn đau ngày càng tăng. Và việc ôm thật chặt giúp trẻ chú ý vào cơ thể mình, biết cơ thể mình đang đau, mỏi chỗ nào và như thế nào?

Ôm ấp kích thích não tạo Hormone "tình yêu" và "hạnh phúc"

Cơ thể chúng ta có một loại Hormone cần thiết, được tạo ra bởi một hành động nhất định, một kích thích tích cực nhất định. Đó là Oxytocin.

Oxytocin được tổng hợp và tiết ra bởi các tế bào thần kinh nằm trong vùng dưới đồi và còn được biết đến với tên gọi Hormone "tình yêu”. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc cảm thấy gắn kết giữa các mối quan hệ giữa người với người như mẹ và con, mối quan hệ lãng mạn, hoặc hàng xóm thân thiết,….

Vùng dưới đồi

Oxytocin là Hormone của tình yêu thương và sự hòa nhập. Hormone này không chỉ mang lại cho bạn sự ổn định về mặt cảm xúc mà còn xây dựng cảm giác tin tưởng cơ bản trong những tình huống mới, môi trường mới và những mối quan hệ mới. Khi tạo điều kiện tốt để cơ thể tiết loại Hormone này, nó không chỉ giúp hình thành sự gắn kết tình cảm mà còn giúp chúng ta phát triển theo hướng lành mạnh, thích tò mò khám phá những điều mới, những nơi xa lạ, thích nghi tốt.

Khi trẻ gặp một người mới, trẻ chủ động tìm hiểu, xem người này là ai và họ làm gì, và cố gắng làm quen với họ. Điều này có tác động rất lớn đến các kỹ năng xã hội của trẻ.

Ôm bao lâu để Hormone "tình yêu" được tiết ra?

Oxytocin không được giải phóng khi bạn chỉ ôm từ 3 đến 4 giây hoặc khi được người khác khen: “Chà, bạn thật xinh đẹp”. Oxytocin được tiết ra khoảng 20 giây sau khi tiếp xúc với cơ thể bình thường. Đối với các bé, khi có tiếp xúc, cơ thể bé phải mất nhiều thời gian để tiết ra Oxytocin. Ngoài ra, khi sự bài tiết Oxytocin đạt mức tối đa, nó cũng tiết ra một loại Hormone gọi là Serotonin, còn được gọi là Hormone "hạnh phúc".

tac dung om

 

Nếu chúng ta tiếp xúc cơ thể một cách thích hợp, lâu và nhiều, không chỉ đứa trẻ sẽ có cảm giác tin tưởng và ổn định nhất định nhờ Oxytocin, mà khi Oxytocin này tăng lên, Serotonin cũng được tiết ra giúp đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh, hạnh phúc, và giao tiếp nhiều hơn. Vì vậy, những cái ôm và tiếp xúc cơ thể là rất quan trọng.

Ví dụ:
Khi bạn hướng dẫn con nhặt đồ vật lên, nếu bạn chỉ nói: “nhặt lên đi con” trẻ sẽ rất khó hiểu bạn đang nói gì và có thể trẻ sẽ không quan tâm đến lời nói của bạn. Thay vào đó, bạn hãy đến cầm tay trẻ vừa nói, vừa cùng thực hiện thì trẻ sẽ dễ hiểu và nhận biết hành động bạn muốn dạy trẻ là gì.

Tại sao nhiều trường hợp trẻ tự kỷ từ chối những cái ôm?

Tre tu ky giao tiep

Có rất nhiều trường hợp trẻ tự kỷ từ chối và chống lại sự tiếp xúc cơ thể. Điều này một phần vì trẻ tự kỷ chủ yếu sử dụng thị giác, thính giác và một số giác quan xúc giác hẹp. Một phần khác vì trẻ chưa quen với việc sử dụng cơ thể với bề mặt tiếp xúc rộng trong nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ không quen nên cứ khóc lóc, kể lể, từ chối dù cha mẹ cố gắng bắt trẻ làm cũng không được. Nhưng nếu trẻ có đủ trải nghiệm với ôm ấp, trẻ sẽ quen và thích nó.

Để trẻ có nhiều trải nghiệm ôm, chúng ta cần lặp đi lặp lại hành động tiếp xúc cơ thể nhiều lần trong một khoảng thời gian dài. 

Có những người rất ghét ôm trẻ con vì chúng thường chống lại và khóc lóc. Nhưng một khi đã biết lý do trẻ khóc, chống lại hành động ôm và hiểu sự tiếp xúc cơ thể quan trọng như thế nào thì chúng ta biết những cái ôm là cần thiết. Vậy nếu trẻ cứ khóc lóc và chống lại những cái ôm một cách mãnh liệt thì chúng ta phải làm sao? Hay ta không ôm trẻ nữa vì trẻ cứ không quen và liên tục từ chối? Nếu ta ngừng ôm trẻ thì trẻ có thể bị trì hoãn phát phát triển và xu hướng tự kỷ có thể ngày càng trở nên sâu sắc hơn.

Chúng ta cần giao tiếp với con thông qua cả lời nói lẫn tiếp xúc cơ thể (skinship).

Ngoài tiếp xúc cơ thể (skinship), nhìn vào mắt trẻ (nhận thức thị giác) cũng là 1 cách để bạn giao tiếp với trẻ. Khi bạn ôm trẻ, nhìn vào mắt trẻ, trò truyện cùng trẻ, trẻ cũng sẽ cảm nhận được nhiệt độ, sự chuyển động cơ thể của bạn. Trẻ sẽ hiểu cơ thể của mẹ, biết bụng mẹ mềm và cánh tay hơi cứng,... Trẻ cũng có thể nhìn thấy biểu hiện của mẹ, chấp nhận những cảm xúc và ý định của mẹ.

Trẻ tự kỷ thụ động, thiếu kinh nghiệm tương tác nên giao tiếp không đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nếu bạn ôm chặt trẻ và giữ trong hai đến ba phút, CÁNH CỬA GIAO TIẾP SẼ MỞ RA TỪNG CHÚT MỘT. Trẻ sẽ tập trung sự chú ý và nghĩ về người đang ôm trẻ. Lúc đầu trẻ có thể cảm thấy ôm cũng khó và đôi khi ghét nhưng sau khi ôm thì trẻ sẽ thấy thích.
 

Ôm là một cách rất hiệu quả để kết bạn và xây dựng mối quan hệ.

Nếu bạn muốn hiểu rõ về con mình, trước tiên hãy chạm vào cơ thể con đủ lâu. Nếu bạn và con cùng nhau tiếp xúc cơ thể trong một thời gian dài, bạn và con sẽ hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của nhau. Bạn và trẻ có thể cảm nhận được cả những phần mà trẻ chưa thể biểu đạt được qua ngôn ngữ. (Ví dụ, trẻ biết bạn vui hay buồn dù trẻ chưa nói được hay chưa biết cách diễn đạt như thế nào)

Ôm như thế nào?

icon timeline Ôm chặt và giao tiếp bằng mắt

Ôm chặt trẻ và giao tiếp bằng mắt với nét mặt rạng rỡ và đôi mắt mở to.

icon timeline Kết hợp massage

Trong lúc ôm trẻ, hãy kết hợp với massage một lực mạnh lên cơ thể trẻ.

icon timeline Trò chuyện, nói lời yêu thương với trẻ

Trong khi ôm chặt trẻ, hãy trò chuyện, nói những lời yêu thương với trẻ. Trẻ sẽ dần hiểu và nhận ra “Khi mẹ ôm mình như thế này, mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc.”

icon timeline Hãy ôm trẻ đủ lâu

Vậy nên, hãy ôm trẻ thật chặt đủ lâu, nói lời yêu thương để cơ thể trẻ được kích thích tiết ra những hormone của tình yêu và hạnh phúc bạn nhé!

Nguồn tin: sgf.org.vn

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

Xem thêm các tin khác

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

5 bước để nhận ra điểm mạnh ở trẻ

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Các loại điểm mạnh ở trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Cách khen ngợi giúp xây dựng lòng tự trọng cho trẻ em

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây