en ko vi

Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ tại gia đình

27/03/2024
Trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung hay trẻ tự kỷ nói riêng đa số đều gặp những khó khăn nhất định trong các kĩ năng sinh hoạt thường ngày. Mục tiêu can thiệp cho trẻ hướng tới việc trẻ có thể sống một cuộc sống độc lập trước tiên. Chính vì thế, giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ luôn được ưu tiên lựa chọn là một trong số các mục tiêu dành cho trẻ tự kỷ. Vậy làm thế nào để ba mẹ có thể dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ trong khi chúng gặp nhiều vấn đề về nghe hiểu, nhận thức?
Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ tại gia đình
 

1. Luôn cho trẻ có cơ hội thực hiện các hoạt động của bản thân

Trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình có rất nhiều cơ hội để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, bằng cách như:

► Tự lấy dép 

► Cất dép

► Tự bỏ quần áo bẩn vào thùng

► Bỏ rác vào thùng rác

► Tự lấy balo đi học

► Tự lấy thìa, bát ăn

Đây chính là những cơ hội tốt để trẻ được tự mình thực hiện. Ba mẹ và người chăm sóc cần kiên nhẫn chờ đợi trẻ thay vì làm thay, làm hộ vì nghĩ trẻ không có khả năng thực hiện được.

2. Chia các kỹ năng để dạy trẻ từng bước nhỏ một

Nếu như trẻ bình thường chỉ cần quan sát đã có thể tự học hỏi thì đối với trẻ đặc biệt cần được bố mẹ hoặc người chăm sóc hướng dẫn tỉ mỉ từng bước nhỏ một. Để dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tự kỷ thì cha mẹ nên chia một hoạt động ra thành nhiều bước nhỏ để trẻ thực hiện từng bước đến khi thành thạo. Sau đó khi trẻ thực hiện tốt các bước thì nên để trẻ tự mình làm.

Ví dụ:

Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ như đánh răng thì bố mẹ cần chia nhỏ thành từng bước như sau (có thể chia các bước theo mức độ và khả năng của trẻ):

Bước 1: Lấy cốc, lấy bàn chải

Bước 2: Làm ướt bàn chải

Bước 3: Lấy kem đánh răng

Bước 4: Chải răng( mặt trước, mặt nhai, mặt trong)

Bước 5: Súc miệng, nhổ nước.

3. Giảm dần sự hỗ trợ để trẻ cố gắng hơn

► Để giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thì ban đầu bố mẹ cần làm mẫu cho trẻ quan sát, vừa làm vừa nói cho trẻ nghe. Sau đó khi hướng dẫn trẻ thực hiện cần hỗ trợ từ nhiều tới ít.

► Khi trẻ chưa thể tự thực hiện hướng dẫn bằng lời, bố mẹ có thể hỗ trợ thể chất bằng cách cầm tay của trẻ để giúp trẻ thực hiện. Sau khi trẻ đã quen dần bố mẹ chỉ hỗ trợ khi cần bằng lời và cuối cùng là để trẻ tự làm.

► Lưu ý: cần hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, bởi trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong ngôn ngữ hiểu.

4. Luôn khuyến khích, khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ nỗ lực thực hiện các hoạt động

► Trẻ sẽ rất hào hứng nếu như biết mình làm việc và được khen ngợi. Trẻ sẽ được củng cố tích cực và sẽ chủ động hơn trong những hoạt động sau. Hãy khen sự cố gắng của trẻ. Khen trực tiếp những nỗ lực của con.Ví dụ:

Ví dụ:

Ôi con tự lấy dép của mình à, con giỏi lắm

Con có thể tự cất balo lên tủ cao rồi kìa!

► Khi được khuyến khích, động viên, trẻ tự kỷ sẽ vui vẻ trong mọi hoạt động, tăng cường sự giao tiếp, từ đó việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ cũng trở lên tốt hơn.

Nguồn tin: vinmec.com

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây