Hé lộ giải pháp hỗ trợ con tự kỷ hòa nhập tốt hơn
Rối loạn phổ tự kỷ là gì?
Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm thần - thần kinh phức tạp thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 4 - 6 lần so với bé gái. Sở dĩ gọi là "phổ tự kỷ" là do biểu hiện bệnh rất đa dạng và khác nhau ở mỗi trẻ.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ tự kỷ:
Giảm tương tác xã hội:
- Trẻ chỉ thích chơi một mình, ít tỏ ra yêu thương, quyến luyến người thâ
- Nhìn lơ đễnh, thờ ơ, ít đáp ứng khi được gọi tên
- Không có điệu bộ, cử chỉ giao tiếp như chào, vẫy tay, lắc/gật đầu, xin, ạ...
Giảm chất lượng giao tiếp:
- Trẻ chậm nói, không nói hoặc nói ít
- Nói nhại lời người khác, nói lẩm bẩm một mình hoặc phát âm vô nghĩa, lặp đi lặp lạiHành vi, sở thích bất thường, rập khuôn:
- Hành vi định hình: đi kiễng chân, quay người, nghiêng đầu, nhìn tay, cho tay vào miệng…
- Thói quen rập khuôn: Đi theo đúng đường cũ, ngồi/nằm đúng 1 nơi, xếp các thứ đúng chỗ
- Sở thích thu hẹp: chỉ quan tâm đến 1 bộ phận của đồ chơi (bánh xe, cánh quạt...), luôn cầm 1 số thứ nhất định (cái bút, que...)
Các rối loạn kèm theo:
- 60 - 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động: Chạy nhảy không biết mệt, giằng xé/ ném đồ chơi, cáu gắt, ăn vạ…
- Chậm phát triển trí tuệ, không tập trung học tập, trí nhớ kém.
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, khóc lóc, mè nheo…
Giải pháp hỗ trợ con tự kỷ hòa nhập, học tập tốt
Tìm hiểu sở thích
Để trẻ tự kỷ và tăng động hòa nhập được với các bạn bình thường khác chúng ta cần phải tìm hiểu sở thích của trẻ, khi trẻ làm được tốt cần phải có sự khuyến khích động viên kịp thời, cần quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn.
Giao viên và phụ huynh cần nắm rõ những gì khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, bình tĩnh, khó chịu, hay thoải mái. Nếu nắm rõ được những gì thường ảnh hưởng đến trẻ để giải quyết tốt hơn các vấn đề, tránh được những tình huống khó xử và tạo ra những trải nghiệm tích cực hơn cho trẻ.
Gần gũi, khuyên bảo
Giáo viên và phụ huynh cần dành thời gian phân tích, nói cho các con hiểu bằng hành động nhẹ nhàng, có những phần thưởng nho nhỏ mỗi khi các trò trở nên ngoan hơn, hoặc hòa đồng cùng các bạn hơn. Bảo ban, khuyến khích trẻ chơi cùng các bạn và nhờ các bạn khác quan tâm tới trẻ hơn không phân biệt, kì thị nhau
Buổi sinh hoạt cuối tuần nên chơi các trò chơi và hướng dẫn chi tiết trẻ tự kỉ về thể lệ chơi và theo dõi chặt chẽ để ý hành động của trẻ, tránh để cho trẻ bị rơi vào tình trạng cô lập hoặc gây những hành động ảnh hưởng đến các bạn khác. Để trẻ tự kỉ tham gia hoạt động chung, những nơi đông người, trẻ nhằm cải thiện khả năng hòa nhập xã hội và xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với bạn đồng trang lứa. Dạy trẻ biết cách chơi chung với các bạn bằng việc chia sẻ đồ chơi, yêu cầu được giúp đỡ.
Giao tiếp với trẻ nhiều hơn, chú ý sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể lẫn ngôn ngữ nói, gọi tên trẻ trong nói chuyện cũng là cách để trẻ học tập cách biểu cảm ý muốn của mình phù hợp. Nếu trẻ có yêu cầu gì mà chỉ ra hiệu, không nói thì nhất quyết không đáp ứng yêu cầu. Đề nghị trẻ nói lên ý muốn của mình. Kiên nhẫn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn là một trong những cách để giúp trẻ tự kỉ hòa nhập với cộng đồng.
Quan tâm chăm sóc
Dành thời gian cho những trẻ tự kỉ vào các giờ nghỉ cá nhân, chăm sóc, hỏi han, dạy dỗ, tạo điều kiện cho các con hòa nhập với các bạn, bổ sung thêm những kiến thức mà các con chưa nắm được do tiếp thu chậm. Thường xuyên gọi lên bảng, nếu trẻ sai thì khuyến khích các bạn khác giúp đỡ bạn, không phân biệt kì thị tạo cho trẻ cảm giác cô độc và bị
Trẻ tự kỉ cần được giáo viên quan tâm bằng cách cho ngồi bàn đầu trước mặt giáo viên để giúp trẻ tập trung hơn, tránh ngồi gần cửa sổ. Khi giao việc cho trẻ giáo viên hoặc phụ huyn nên chia công việc theo từng bước nhỏ để trẻ dễ thực hiện. Khi trẻ phá phách hoặc ngang bướng và không biết nghe lời, để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc nên cho trẻ ra một chỗ yên tĩnh hơn khoảng 5 phút (đây không phải là hình phạt). Cần trao đổi nhẹ nhàng về hạnh vi của trẻ để trẻ hiểu và định hướng trẻ thay đổi.Tuyên dương những hành vi tốt
Tuyên dương có thể mang lại những tiến bộ đối với trẻ tự kỷ, vì vậy giáo viên và phụ huyng nên cố gắng động viên để trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. Hãy tuyên dương trẻ khi chúng biết cách ứng xử hay học được 1 kĩ năng mới và nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của trẻ đang được khen. Bạn nên nghĩ ra những cách khác nhau để thưởng cho trẻ.
Kết hợp với cha mẹ học sinh
Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.
Mạnh dạn trao đổi với phụ huynh rằng trường học, bác sĩ tâm lí chỉ là nơi cung cấp cho bố mẹ những kiến thức, hỗ trợ và giám sát chương trình chăm sóc, giáo dục và trị liệu tại gia đình. Trao đổi với cha mẹ trẻ về những tiến bộ của trẻ khi ở trường, lúc về nhà, những điều chưa khắc phục được và bàn bạc, tìm ra phương pháp có lợi nhất cho sự phát triển của con.
Hòa nhập xã hội đối với trẻ tự kỉ là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển và giáo dục đối với trẻ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỉ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được.Để giáo dục trẻ tự kỉ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ thầy cô, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ.
Nguồn tin: giadinh.suckhoedoisong.vn
Xem thêm các tin khác
Chậm nói: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Con chậm nói luôn là mối quan tâm lo lắng của các bậc cha mẹ. Phụ huynh thường...
ADHD và chia sẻ quá mức
Vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, hầu hết mọi người đều vô tình chia sẻ...
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) khác gì so với mất tập trung thông thường?
Dù có sự tương đồng về biểu hiện, ADHD là một bệnh lý tâm thần, trong khi mất...