Giúp trẻ AHDH xây dựng lòng tự trọng
Đó là vì lòng tự trọng gắn liền với khả năng cảm thấy của chúng ta. Những người có cách học và suy nghĩ khác biệt thường phải nỗ lực hơn để tiến bộ ở trường và nơi làm việc. Họ cũng có thể gặp khó khăn về mặt xã hội.
Họ có thể khó để nói chuyện với ai đó về những điều họ cần cải thiện. Nhưng việc giải quyết những khó khăn đó một cách rõ ràng thực sự có thể giúp họ phát triển lòng tự trọng.
Lòng tự trọng đến từ việc làm việc chăm chỉ hướng tới một mục tiêu. Lòng tự trọng tích cực đến từ việc nhận ra những nỗ lực của bạn, tìm ra điểm mạnh của bạn và biết rằng sai lầm là cơ hội để học hỏi. Vì vậy, theo thời gian, mọi người có thể học cách cải thiện cách họ nhìn nhận và đánh giá bản thân.
Tại sao trẻ cần phải học cách thất bại?
Thất bại có thể là một người thầy tuyệt vời. Khi trẻ em biết rằng có giải pháp cho những sai lầm, điều đó có thể giúp xây dựng lòng tự trọng của trẻ. Nó cho trẻ cơ hội tìm ra "lần sau mình có thể..." trong những sai lầm mà trẻ mắc phải.
Ví dụ:
Bạn có thể nói với con, "À, con đã làm đổ nước trái cây rồi. Lần sau khi rót nước trái cây, con có thể cầm cốc trên bồn rửa để nếu có lỡ đổ thì cũng không không đổ lên bàn hay đổ xuống sàn".
Những đứa trẻ biết rằng thất bại chỉ là lần thử đầu tiên, cũng biết rằng việc thử và mắc sai lầm lúc đầu là điều bình thường.
Tầm quan trọng của người cố vấn
Khi biết rằng có những người vẫn thành công dù họ cũng có những lối suy nghĩ khác biệt và có vấn với khả năng học hỏi, khi biết cũng có những người đã đối mặt với những thách thức tương tự có thể giúp người mắc ADHD cảm thấy bớt cô đơn. Nó cũng có thể giúp người mắc ADHD nhìn thấy con đường phía trước.
Nếu được, người mắc ADHD nên cân nhắc tìm kiếm người cố vấn là một người đi trước có kinh nghiệm, để nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ.
Chiến lược để xây dựng lòng tự trọng
Tư duy phát triển và lòng tự trọng có mối liên hệ chặt chẽ. Những người có tư duy phát triển tin rằng khả năng của họ có thể cải thiện theo thời gian. Trái ngược với những người có tư duy cố định, những người nghĩ rằng khả năng của họ là cố định và không thể thay đổi, bất kể họ cố gắng thế nào. Tư duy của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta đối mặt với thử thách và thất bại, giúp định hình lại cách chúng ta tiếp cận thử thách.
Có tư duy phát triển giúp bạn dễ dàng nhận ra rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng khó khăn. Và khi mọi người thấy rằng họ có thể cải thiện, điều đó sẽ xây dựng lòng tự trọng tích cực.
Mẹo nhanh cho bố mẹ
Mẹo 1: Thay đổi những suy nghĩ và phát biểu tiêu cực
Thật dễ dàng để tập trung vào điều tiêu cực, vì vậy hãy giúp trẻ định hình lại thành điều tích cực.
Ví dụ:
"Đọc sách khó lắm!" có thể trở thành "Đúng vậy, đọc sách khó thật. Chúng ta sẽ cùng lên kế hoạch để cải thiện việc đọc sách".
Mẹo 2: Hãy đưa ra phản hồi, không phải chỉ trích
Nói về những thách thức theo cách khích lệ mà không khiến trẻ cảm thấy tệ.
Ví dụ:
Thay vì nói "Sao con lại để bếp bừa bộn thế?", hãy nói "Đĩa vẫn còn trong bồn rửa. Chúng ta cùng xem TV sau khi con rửa nhé?"
Mẹo 3: Khen ngợi nỗ lực của trẻ
Chỉ ra cách giúp trẻ tiếp cận để giải quyết thách thức. Điều này giúp trẻ biết rằng trẻ có khả năng vượt qua chướng ngại vật. Khen ngợi một cách cụ thể là chìa khóa để xây dựng lòng tự trọng tích cực.
Mẹo 4: Nói chuyện cởi mở về những thách thức
Khi trẻ đang đấu tranh với lòng tự trọng, hãy cùng trẻ nói về những điều bản thân bạn là bố mẹ cũng thấy khó khăn và cũng đang cố gắng vượt qua. Việc thừa nhận những thách thức của riêng bạn giúp trẻ cởi mở hơn về những thách thức mà trẻ gặp phải.
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "ADHD and lying: How to help build self-esteem during challenging times (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)
Bạn có thể đã nghe mọi người sử dụng những cụm từ như mất kiểm soát hoặc...
ADHD và sự hung hăng
Nhiều trẻ mắc ADHD dễ nổi giận. Chúng cảm thấy cảm xúc mãnh liệt và có thể gặp...
ADHD và thay đổi tâm trạng
Những người mắc ADHD thường gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của mình. Họ...