Dạy trẻ đặc biệt 4 loại tín hiệu xã hội
1. Biểu cảm khuôn mặt
► Cách chúng ta sử dụng: Chúng ta dùng khuôn mặt để thể hiện cảm xúc, dù có ý thức hay không. Chúng ta nhướn mày khi thắc mắc điều gì đó, cười tươi khi vui và cau có khi tức giận.
► Vì sao chúng quan trọng: Biểu cảm khuôn mặt có thể là tín hiệu xã hội rõ ràng nhất. Thật khó để che giấu cảm xúc khi nó "hiện rõ trên khuôn mặt." Và thật khó chịu khi ai đó không nhận ra được cảm xúc của chúng ta.
► Điều gì xảy ra khi trẻ bỏ lỡ tín hiệu này: Ở hành lang, Leah nhìn thấy thầy giáo yêu thích của mình, người đang nghiêm khắc nói chuyện với một học sinh khác. Leah chạy về phía thầy, hét lên: "Chào thầy Lenz! Thầy Lenz, ơi!" Thầy quay lại, nhíu mày và giơ ngón tay ra hiệu "Đợi một chút." Nhưng Leah vẫn tiếp tục chạy về phía thầy.
2. Ngôn ngữ cơ thể
► Cách chúng ta sử dụng: Đôi khi cảm xúc mạnh mẽ đến mức ảnh hưởng đến cách chúng ta giữ cơ thể. Chúng ta thõng vai khi mệt mỏi, nhún vai khi không biết câu trả lời và nhảy chân sáo khi vui vẻ.
► Vì sao chúng quan trọng: Ngôn ngữ cơ thể có thể là vô thức hoặc có chủ đích. Dù là cách nào, đây cũng là một phương tiện giao tiếp quan trọng. Một số trẻ có thể hoàn toàn hiểu sai những gì đang được truyền đạt. Và người khác có thể cảm thấy khó chịu khi các dấu hiệu từ ngôn ngữ cơ thể của họ bị phớt lờ.
► Điều gì xảy ra khi trẻ bỏ lỡ tín hiệu này: Trong giờ ra chơi, Hillary đã hai lần mời Ava chơi trò đuổi bắt. Khi Hillary tiếp cận Ava lần thứ ba, cô bé không nhận ra rằng Ava đang khoanh tay và lắc đầu.
3. Cao độ và giọng điệu
► Cách chúng ta sử dụng: Tâm trạng khác nhau sẽ đi kèm với giọng nói cao hay thấp và tốc độ nói nhanh hay chậm. Khi cần truyền đạt điều gì đó quan trọng, chúng ta nói nhanh và gấp gáp. Khi đặt câu hỏi, chúng ta nâng cao giọng ở từ cuối cùng hoặc hai từ cuối.
► Vì sao chúng quan trọng: Thay đổi trong giọng nói đôi khi có thể làm thay đổi ý nghĩa của những gì đang được nói. Nhưng một số trẻ lại hiểu lời nói quá trực tiếp và bỏ lỡ những sắc thái tinh tế. Các em có thể không hiểu được câu đùa hoặc khi người khác đang chế giễu mình.
► Điều gì xảy ra khi trẻ bỏ lỡ tín hiệu này: Trong giờ thể dục, Noah hỏi liệu cậu có thể tham gia vào đội bóng rổ của Dan không. Dan trả lời một cách châm biếm: "Ừ, cậu có thể chơi với bọn tớ," rồi quay đi. Noah liền đi theo Dan, nghĩ rằng Dan đã đồng ý.
4. Không gian cá nhân (còn gọi là ranh giới vật lý)
► Cách chúng ta sử dụng: Khi chúng ta quan tâm đến ai đó, chúng ta có xu hướng tiến lại gần (nhưng không quá gần). Khi chúng ta lùi lại một bước, điều đó cho thấy chúng ta muốn giữ khoảng cách.
► Vì sao chúng quan trọng: Đứng quá gần (hoặc quá xa) ai đó có thể tạo cảm giác khó xử. Nó cũng có thể truyền đạt những điều mà trẻ không có ý định nói. Việc giữ khoảng cách hoặc ranh giới phù hợp đặc biệt khó khăn đối với những trẻ gặp vấn đề về điều hành chức năng.
► Điều gì xảy ra khi trẻ bỏ lỡ tín hiệu này: Trong bữa tiệc sinh nhật của mình, Clarice vươn tay ôm bạn Molly. Molly liền lùi lại. Clarice nhìn bạn với ánh mắt tổn thương, nghĩ rằng Molly vừa từ chối mình.
Những trẻ đặc biệt, gặp vấn đề về kỹ năng xã hội và các khó khăn trong học tập hoặc tư duy khác có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, thay đổi giọng điệu và không gian cá nhân. Nhưng bạn có thể giúp trẻ học cách nhận biết và diễn giải các tín hiệu xã hội này. Tìm hiểu thêm về các kỹ năng mà trẻ cần phát triển.
Cần ghi nhớ
|
Nguồn tài liệu
Nội dung trong bài viết này được chuyển ngữ và biên tập từ bài gốc "4 types of social cues (understood.org)".
Nguồn tin: understood.org
Xem thêm các tin khác
4 tình huống xã hội giúp trẻ tiểu học mắc ADHD rèn luyện kỹ năng xã hội
Trẻ em phát triển nhiều kỹ năng xã hội trong những năm học tiểu học, nhưng điều...
Hiểu về khó khăn của ADHD trong kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội giúp chúng ta kết nối với người khác và có những tương tác hiệu...
7 tình huống xã hội để giúp trẻ ADHD tuổi teen rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Xử lý các tình huống xã hội có thể là một thử thách căng thẳng đối với nhiều...