en ko vi

Dạy trẻ chậm nói tại nhà

09/09/2024
Trong xã hội hiện đại, tỉ lệ trẻ chậm nói đang có xu hướng gia tăng một cách đáng e ngại. Trẻ chậm nói có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói khi so sánh với các trẻ khác cùng lứa tuổi, đánh giá con theo các mốc phát triển về lĩnh vực ngôn ngữ.

Dạy trẻ chậm nói tại nhà

Bài viết này được tập hợp một số câu hỏi thường gặp của phụ huynh khi phát hiện con chậm nói, hy vọng cha mẹ có thể tìm được câu trả lời cho mình sau khi theo dõi bài viết dưới đây

Nên bắt đầu dạy con học nói ở thời điểm nào trong ngày?

Cha mẹ có thể dạy con vào bất cứ thời điểm sinh hoạt nào trong ngày, trong lúc ăn, trong khi tắm, khi đi chơi,.....và bố mẹ nên dành ra một khoảng thời gian ngắn cố định trong ngày để hướng dẫn con chơi tương tác theo chủ đích. Khoảng thời gian này có thể kéo dài 15-20 phút mỗi ngày. Đây là thời gian mà chúng ta tương tác với trẻ một cách có chủ đích, có hoạt động cụ thể và giúp thúc đẩy ngôn ngữ cho trẻ. Để khoảng thời gian này có hiệu quả, bố mẹ cần chuẩn bị trước mục tiêu dạy, đồ dùng sẽ chơi với con, hình dung trước sẽ hướng dẫn con chơi như nào và ghi nhận lại phản ứng của con trong khi chơi. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các giờ chơi tiếp theo đạt hiệu quả cao.

Không gian nào trong gia đình là phù hợp nhất để dạy con học nói?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình. Các yếu tố bố mẹ nên cân nhắc về không gian ở đây là hạn chế tiếng ồn, ánh sáng phù hợp, hạn chế các yếu tố gây mất tập trung( như ti vi, điện thoại, các đồ chơi, đồ dùng ngoài kế hoạch dạy con).

Làm thế nào để thu hút sự chú ý của con trong các hoạt động?

Đây là một câu hỏi có thể cung cấp một số gợi ý cho bố mẹ trong quá trình thực hiện. Đầu tiên là chúng ta cần dành thời gian quan sát để hiểu về khả năng và sở thích của con. Trong các hoạt động thường ngày, bố mẹ có thể nói về việc mà mình đang làm trong khi đang thực hiện. Ngôn ngữ sử dụng một cách đơn giản và phù hợp với trẻ. Đôi lúc mình có thể ngừng lại một chút để thu hút sự chú ý của trẻ. Và bố mẹ cũng cần lắng nghe trẻ, cho trẻ thời gian để phản hồi thông tin thay vì cố gắng nói thật nhiều. Ngồi ngang tầm mắt với trẻ cũng là một gợi ý hay để trẻ chú ý.

Bố mẹ phải nói như thế nào để giúp con có thể học nói?

Một số gợi ý được đưa ra với câu hỏi này đó là sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu với trẻ nhỏ. Bố mẹ nên dùng các câu ngắn, tích cực nói câu +1 từ so với ngôn ngữ của trẻ để trẻ dễ bắt chước. Chúng ta cũng nên điều chỉnh tốc độ nói chậm hơn, nhấn mạnh vào những từ bố mẹ muốn trẻ học được. Đồng thời, cung cấp từ ngữ cho trẻ trong khi chơi, thông qua việc trải nghiệm các thao tác với đồ vật, các hoạt động trong khi chơi.

Khi nào thì cha mẹ nên tìm sự giúp đỡ từ những người có chuyên môn?

Theo Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ, có 5 dấu hiệu cờ đỏ( dấu hiệu cảnh báo) của trẻ mà khi phát hiện, cha mẹ cần sớm đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở có chuyên môn. Đó là:

  • Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng
  • Không biết nói từ đơn khi 16 tháng
  • Không biết đáp lại khi được gọi tên
  • Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào

Nguồn tin: vinmec.com

Xem thêm các tin khác

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và rối loạn hành vi phá hoại (CD và ODD)

ADHD và sự hung hăng

ADHD và sự hung hăng

ADHD và thay đổi tâm trạng

ADHD và thay đổi tâm trạng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây