Phóng sự Lắng nghe hạnh phúc, Tiến sĩ Choi Young Sook (phần 2)
Giáo dục hạnh phúc
Việc đầu tiên, cô Choi đề xuất giảm bớt tần suất “múa tay” trong giao tiếp mà cho học sinh đeo máy trợ thính nhiều hơn; đồng thời chú trọng các phương pháp kích thích trẻ phản ứng với ngôn ngữ, âm nhạc... “Theo quy định, học sinh chỉ được đeo máy trợ thính một số giờ trong ngày, sau đó phải tháo ra cất đi. Nếu cho trẻ đeo nhiều thì máy chóng hỏng trong khi máy đắt tiền lắm!”, có người buột miệng nói. Cô Choi đáp trả: “Cái máy mắc đến chừng nào, có bằng cái tai của học sinh bị hư đi không?”.
Vậy là cách giáo dục của trường thay đổi dần. Học sinh được đeo máy trợ thính nhiều hơn, làm quen việc nghe, phản ứng với ngôn ngữ, âm nhạc... để có thể giao tiếp nhiều hơn. Thấy chương trình học trước đó quá nghiêm, cô Choi cho trẻ vừa học vừa chơi. Những buổi học nhàm chán dần được thay bằng những tiết học sinh động với âm nhạc, trò chơi để kích thích trí não hoạt động, giúp các em hứng thú hơn trong học tập. “Đừng nghĩ những đứa trẻ khiếm thính không thể nghe được ta nói gì, mà hãy nói chuyện, giao tiếp với chúng thật nhiều. Nói một lần không nghe được thì 10 lần, 20 lần, 100 lần, 1.000 lần”, cô Choi bảo.
Ngoài giờ học, cô còn đề xuất chuyện dạy nghề cho học sinh, hướng dẫn các em trồng hoa, cây cảnh, vẽ tranh làm bánh, làm xà phòng…; đồng thời dạy cho trẻ quay phim, chụp hình chính những hoạt động của mình rồi chiếu lại cho các em xem để kích thích nói. Cô cho học sinh đi dã ngoại và quay phim, chụp ảnh lại. Khi trở về nhà, bọn trẻ ồ lên khi xem lại hình ảnh của mình trong chuyến đi rồi bật lên tiếng nói. Những sản phẩm do học sinh làm ra, cô Choi chào bán cho bạn bè, doanh nghiệp Hàn Quốc, dẫu không thu được nhiều tiền nhưng điều quan trọng là bọn trẻ thấy mình có ích, tự tin hẳn lên.
Cô Choi đã vận động phía Hàn Quốc hỗ trợ hình thành một trung tâm giáo dục đặc biệt trị giá nhiều tỷ đồng tại Lâm Đồng để học sinh khuyết tật có điều kiện học tập, vui chơi, học nghề… Cô Võ Thị Tuyết, Hiệu phó trường Thiểu năng Hoa Phong Lan, người từng được đi tập huấn tại Hàn Quốc, cho biết trung tâm này được trang bị những thiết bị hiện đại nhất hệt như trung tâm dành cho trẻ khuyết tật ở Hàn Quốc.
Tác giả bài viết: Trung tâm sản xuất chương trình đài truyền hình TP. HCM thực hiện
Nguồn tin: Đài truyền hình TP. HCM
Xem thêm các tin khác
Tổ chức SGF - Hàn Quốc trao quà, học bổng trị giá 230 triệu đồng cho người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
(LĐ online) - Ngày 14/12, Tổ chức Sarang Global Friends Association (SGF) Hàn...
BNI Lâm Đồng Thăm Ngôi Nhà Yêu Thương & Chia Sẻ Chi Nhánh Đức Trọng
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị thành viên BNI Lâm Đồng đã dành thời...
Chương trình chuẩn bị hành trang cho ngày không có ba mẹ
Tại Ngôi nhà Yêu Thương và Chia Sẻ, chúng tôi luôn trăn trở làm sao để các trẻ...