en ko vi

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam

08/04/2022
2022 là một năm ý nghĩa với cả Hàn Quốc và Việt Nam, khi hai nước tưng bừng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Việt Nam.
Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam


Trong suốt 30 năm qua, đã có rất nhiều những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu và tình hữu nghị giữa hai nước.

Hôm nay, Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc xin giới thiệu đến các bạn một câu chuyện cảm động về tình yêu của một người Hàn Quốc với người khuyết tật Việt Nam.

Đó là câu chuyện của cô Choi Young Sul – người phụ nữ Hàn Quốc đã dành 11 năm của mình (và có lẽ còn dài hơn nữa) để giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam

Các bạn hãy cùng Trung tâm đón đọc câu chuyện của cô qua những hình ảnh dưới đây trong chuyên mục “CÂU CHUYỆN VIỆT NAM CỦA TÔI” nhé!

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam

Tôi là một người đã từng theo học chuyên ngành giáo dục đặc biệt tại Hàn Quốc và có 26 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường dành cho người khuyết tật.

Tôi rất yêu các bạn khuyết tật người Việt Nam. Trong đó tôi đặc biệt yêu quý các bạn nhỏ người khuyết tật.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Thăm gia đình khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ trong việc cải tạo môi trường sống

Nhân duyên với Việt Nam

Nhân duyên của tôi với Việt Nam được bắt đầu vào 17 năm về trước, nhân một dịp tôi đến tình nguyện về giáo dục vào tháng 1 năm 2005.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Hỗ trợ tổ chức tiệc sinh nhật cho các em nhỏ tại Trường Khiếm Thính Lâm Đồng

Khi đó, sau khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đi xe về Thành phố Đà Lạt, đến chiều tối thì tôi được ghé thăm Trường Khiếm thính Lâm Đồng tại Thành phố Đà Lạt và sau đó thì ở lại tại 1 khách sạn trên 1 quả đồi của thành phố.

Buổi sáng hôm sau, sau khi thức dậy, tôi đã bị mê hoặc bởi phong cảnh ngay trước mắt. Những bông hoa cẩm tú cầu đang nở rộ trong rừng thông dưới làn sương mù, bên cạnh đó là khung cảnh Hồ Xuân Hương trong lành với mặt hồ yên ả.

Đặc biệt, vẻ đẹp của những tia nắng mặt trời đang len lỏi giữa những tán cây của rừng thông càng làm tôi thêm ấn tượng, để cho đến bây giờ, những hình ảnh của ngày ấy vẫn hiện ra sinh động trong trí nhớ của tôi.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Tham dự lớp học cho các em nhỏ khuyết tật tại "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"
Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Thăm gia đình có bệnh nhân bị bệnh não và đang nhận tài trở năm thứ 7 liên tiếp

Tôi quay trở lại trường Khiếm thính và tham quan tỉ mỉ hơn. Một ngôi trường đặc biệt với các em học sinh khuyết tật và các thầy cô giáo nhưng dường như vẫn còn thiếu điều gì đó để tạo được một nền giáo dục đặc biệt tiên tiến ở đây.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Giúp đỡ em nhỏ bị bệnh bại não

2 năm sau đó, tôi sang Campuchia để làm tình nguyện về giáo dục và đến năm 2007, tôi đã soạn lại chương trình giảng dạy và quay trở lại trường Khiếm thính Lâm Đồng. Ở đây, tôi đã hướng dẫn cho các thầy cô trong việc giáo dục, giảng dạy cho các học sinh khiếm thính.

Sau đó, được sự ủng hộ của hiệu trưởng nhà trường cũng như lãnh đạo Sở giáo dục, tôi đã tiếp tục những chương trình đào tạo đa dạng vào các kỳ nghỉ của học sinh vào các năm 2008, 2009 và 2010. 

Tháng 1 năm 2009, sau khi kết thúc chuyến tình nguyện, trên chuyến bay trở về Hàn Quốc, tôi đã ngỏ ý cùng chồng tôi xin nghỉ hưu sớm, để dù chỉ bằng 1 tuổi ít ỏi đi chăng nữa thì khi còn trẻ, khi còn sức lực, tôi cũng muốn có thể dùng sức ấy của mình để hoạt động tình nguyện vì các bạn khuyết tật ấy.

Và thật may là chồng tôi đã đồng ý luôn với ý định của tôi. Và thế, ngay sau khi trở về Hàn Quốc, chúng tôi đã nộp đơn xin nghỉ hưu sớm và tháng 2 năm 2010, chúng tôi chính thức nghỉ hưu.

Suốt 1 năm sau khi nghỉ hưu, chúng tôi đã tích cực chuẩn bị cho việc đến và sống tại Việt Nam.

Chúng tôi lên danh sách những việc sẽ làm tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch để hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục đặc biệt trong 10 năm tới của Việt Nam, học thêm những điều cần thiết (ngoài chuyên ngành của tôi) khi sống tại nơi đây, đồng thời thi và nhận chứng chỉ trong lĩnh vực trồng trọt - một lĩnh vực mà tôi cho rất cần thiết khi sống tại Đà Lạt.

Thế là chúng tôi sắp xếp tất cả mọi thứ ở Hàn Quốc để đến Việt Nam với tinh thần gắn bó lâu dài.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Đào tạo cho các thầy cô tại Trung tâm người khuyết tật tỉnh Ninh Thuận
Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Hỗ trợ tổ chức sinh nhật cho các em tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng

Ngày 20 tháng 2 năm 2022, 1 thùng container 20 feet với 1 chiếc nồi cơm điện áp suất và còn lại là toàn bộ những giáo trình, dụng cụ phục vụ cho việc giáo dục đặc biệt tại Việt Nam được chúng tôi sắp xếp và gửi đi. Chúng tôi để lại thư cho con trai duy nhất của mình và cô con dâu yêu quý rồi bay đến Việt Nam.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Lễ bàn giao nhà sau khi đã cải tạo cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lâm Đồng

Những con người trọng "tình"

Việt Nam - Một đất nước trọng lễ nghĩa theo tư tưởng nho giáo, đồng thời lại có những nét văn hóa cởi mở của văn hóa Pháp và cùng điểm chung trong văn hóa trọng "tình" của văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt con người Đà Lạt nơi đây rất bao dung và thân thiện trong cách đối xử với mọi người.

Tôi đã sống ở Việt Nam đến nay là năm thứ 11 nhưng tôi vẫn chỉ thuê và sống tại 1 căn nhà duy nhất, mọi người trong gia đình chủ giống như gia đình của tôi vậy.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Một trong những em nhỏ trong đợt đăng ký phẫu thuật sứt môi

Vì thấy tôi là người Hàn Quốc mà lại đến dạy cho các em học sinh, các thầy cô trong trường khuyết tật của Việt Nam và làm tình nguyện nên cô chủ nhà càng ngày càng lại càng giảm chi phí thuê nhà cho tôi, đến nỗi bây giờ giá thuê nhà của tôi chỉ bằng một nửa so với những nhà khác ở xung quanh.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Tặng gậy trắng cho người khiếm thị

Cô luôn nở nụ cười ấm áp và xem xét xem có thể giúp gì thêm cho chúng tôi hay không, rồi những ngày lễ tết luôn mang cho chúng tôi hoa quả, trong nhà nếu có gì bị hỏng dù là những cái nhỏ nhặt nhất thì cô cũng sẽ sửa luôn cho chúng tôi. Nhờ vậy, mà cuộc sống của chúng tôi ở đây rất thoải mái và yên tâm.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Trao tặng xe đạp cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn của "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"

Dạo gần đây, chúng tôi đang vận hành thêm một dự án ở một nơi mới, gọi là "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ" để hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục đặc biệt của Việt Nam, và mỗi khi ở đây có gì bị hỏng chẳng hạn như: đồ dùng, chậu rửa mặt, đường nước, bình nóng lạnh, khóa cửa... thì cô chủ nhà luôn đến và sẵn sàng vui vẻ sửa chữa cho chúng tôi với tinh thần hoạt động tình nguyện.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Dạy Ocarina cho trẻ em khiếm thính

Cứ như vậy, tôi đã đón 11 cái Tết tại Việt Nam. Trong suốt 11 cái tết đó, năm nào cô chủ nhà cũng sẽ mời chúng tôi đến nhà với tư cách là vị khách đầu tiên của gia đình trong năm mới. Những khi đó vợ chồng chúng tôi sẽ mặc Hanbok đến nhà cô, cùng trao nhau lì xì đầu năm, ăn uống và làm lễ bái theo truyền thống Hàn Quốc vào dịp Tết.

Các em học sinh tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng thường gọi tôi là "Cô Choi" nhưng các cô giáo ở đây lại gọi tôi là "Mẹ".

Trong suốt thời gian qua, tôi đã cùng các cô chia sẻ kinh nghiệm, mở ra những hướng đi, những con đường mà chúng tôi chưa từng thử, trao đổi phương pháp giáo dục liên quan đến giáo dục đặc biệt, mặc dù cùng có những lúc quở trách lẫn nhau nhưng với tinh thần "đi cùng nhau" thì có lẽ những điều mà chúng tôi đã có giờ đây chính là kết quả cùng nhau cố gắng trong suốt 10 năm qua. Thế nhưng, tôi cũng luôn nói với mọi người rằng, mọi người cũng cần chuẩn bị cho một ngày nào đó không có tôi nữa. Ngày đó, có thể sẽ không xa nên mọi người cần cố gắng để làm giáo dục đặc biệt bằng chính sức lực của mình.

"Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"

Từ năm 2020, để hỗ trợ cho sự phát triển giáo dục đặc biệt tại Đà Lạt, chúng tôi đã xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt mang tên "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ".

Ở đây, chúng tôi thực hiện hỗ trợ phát triển can thiệp sớm cho các em nhỏ khuyết tật từ 0 đến 5 tuổi và hướng nghiệp dạy nghề cho các em khiếm thính từ 14 tuổi của Trường Khiếm thính Lâm Đồng.

Đối với các em nhỏ khuyết tật, việc được can thiệp sớm là rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đào tạo cho các thầy cô dựa trên nền tảng lý luận đó. Từ đấy giúp các em có thể tự phán đoán, nhận thức, điều khiển hành động của mình theo sự phát triển của cơ thể, điều khiển ngôn ngữ, hoạt động vui chơi của bản thân. Đồng thời, song hành với đó, chúng tôi cũng hướng dẫn cho bố mẹ của các em, bảo đảm quyền được học tập của trẻ, từ đó đạt mục tiêu giáo dục tổng hợp.

Đối với các em học hướng nghiệp dạy nghề, cứ một tuần 2 buổi các em sẽ đến trung tâm để học vẽ, làm hộp, trồng trọt, thủ công... để sau này các em có thể tự lập ngoài xã hội.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Dạy nghề cho các em khiếm thính tại "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"

Vào sinh nhật năm nay của tôi, các cô giáo trong "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ" đã tặng tôi món quà sinh nhật cùng lời nhắn "Những cô con gái nhỏ Việt Nam gửi mẹ", điều đó đã làm trái tim tôi vô cùng cảm động. Có thể nói nếu như các cô giáo trong Trường Khiếm thính Lâm Đồng là những cô con gái lớn của tôi thì các cô giáo trong "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ" - nơi mới đwọc xây dựng đây chính là những cô con gái nhỏ của tôi.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Dạy nghề cho các em khiếm thính tại "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"

Một người mẹ chỉ có duy nhất một cậu con trai như tôi đây cảm thấy vô cùng sung sướng và hạnh phục khi có thêm nhiều cô con gái đến vậy.

Nhưng đi cùng với niềm vui đó, tôi luôn ý thức được rằng mình cần hướng dẫn và giúp đỡ các cô trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt của Việt Nam.

Tôi đã hứa với bản thân mình rằng, tôi nhất định sẽ cùng các con gái của mình cố gắng hết sức để góp một phần sức lực vào việc phát triển giáo dục đặc biệt của Việt Nam.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Dạy nghề cho các em khiếm thính tại "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"
Ảnh: Dạy nghề cho các em khiếm thính tại "Ngôi nhà yêu thương và chia sẻ"

Tôi đến Việt Nam với kế hoạch và mong muốn hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt tại Việt Nam và nếu như trước kia tôi làm việc với tinh thần giúp đỡ được một điều gì đó cho người Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ khuyết tật và các thầy cô giáo, thì bậy giờ tôi đang làm việc với tinh thần, điều gì là điều mà họ cần bây giờ.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Thăm học sinh khiếm thị và bại não đang nhận tài trợ năm thứ 7 liên tiếp

Tôi không làm việc với tâm thế rằng tôi là người có chuyên môn hay có nhiều kinh nghiệm mà tôi luôn làm việc trong lòng khiêm tốn, với lòng tôn trọng những con người đó và làm sao để làm việc có hiệu quả cùng giúp đỡ nhau có được những điều mà mọi người mong muốn, chỉ thế thôi là tôi cảm thấy thật có ý nghĩa và vui vẻ rồi.

Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao được 30 năm.

Choi Young Suk - Người Hàn Quốc với khát vọng cống hiến cho quyền lợi của người khuyết tật Việt Nam
Ảnh: Thăm gia đình khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ trong việc cải tạo môi trường

Tại Trường Khiếm thính Lâm Đồng, đến nay cũng đã đổi đến 4 thầy cô mới.

Tôi đến Việt Nam khi tóc vẫn còn đen, nhưng bây giờ trên đầu đã là những sợi tóc trắng, tóc tôi giờ đây cũng đã rụng nhiều và tôi cũng gầy đi nhiều.

Nhưng tôi vẫn vậy, vẫn vô cùng yêu quý người khuyết tật Việt Nam. 

Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển trẻ em khuyết tật tại Hà Nội.

Trong tương lai, tôi vẫn sẽ không thay đổi, sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ phát triển giáo dục đặc biệt của Việt Nam.

Và tôi sẽ cùng đi con đường này cho đến khi tôi chết tại Việt Nam.

Tại Thành phố Đà Lạt.

Nguồn tin: Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam

Xem thêm các tin khác

BNI Lâm Đồng Thăm Ngôi Nhà Yêu Thương & Chia Sẻ Chi Nhánh Đức Trọng

BNI Lâm Đồng Thăm Ngôi Nhà Yêu Thương & Chia Sẻ Chi Nhánh Đức Trọng

Chương trình chuẩn bị hành trang cho ngày không có ba mẹ

Chương trình chuẩn bị hành trang cho ngày không có ba mẹ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây